Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FAO: Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu gạo trong năm 2018
30 | 10 | 2017
Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Thái Lan, đang dẫn đầu sự phục hồi của thị trường gạo thế giới năm 2017, nhờ nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào từ các vụ sản xuất bội thu trong năm 2016.

Trong trường hợp của Ấn Độ, các yếu tố thị trường thuận lợi là nhu cầu cao đối với gạo đồ và gạo tấm từ châu Phi và Nam Á. Các yếu tố này được cho là sẽ đẩy xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2017 tăng 11% lên 11,2 tiệu tấn. Mặc dù mức xuất khẩu này sẽ giữ vững vị thế của Ấn Độ trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp, đặc biệt xét đến cạnh tranh khốc liệt trên các thị trường giao dịch năm 2017, mà đối thủ chính là Thái Lan, được FAO dự báo sẽ ghi nhận xuất khẩu 10,9 triệu tấn trong năm nay. Cũng như Ấn Độ, xuất khẩu gạo Thái Lan ước tăng 10% nhờ sản xuaats phục hồi hoàn toàn trong năm 2016, cùng với nguồn cung bổ sung từ các đợt xả kho dự trữ của chính phủ. Diễn biến này giúp Thái Lan duy trì tiến độ xuất khẩu gạo thơm và gạo đồ đều tăng, bù đắp suy giảm nhu cầu gạo Indica chất lượng thấp hơn.

Xác nhận các dự báo về sự trở lại mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, các số liệu mới nhất cũng cho thấy xuất khẩu gạo của Trung Quốc đại lục năm 2017 có thể đạt mức cao nhất trong thập kỷ qua, là 900.000 tấn, tăng từ mức 370.000 tấn trong năm 2016. Xuất khẩu gạo Trung Quốc sang các nước châu Phi, một phần là viện trợ lương thực, duy trì ở mức cao cùng với tốc độ xuât khẩu cũng tăng sang thị trường Đông Á,

Đối với Myanmar, FAO ước tính xuất khẩu tăng gần 600.000 tấn lên mức cao kỷ lục 1,95 triệu tấn nhờ cạnh tranh về giá giúp các nhà xuất khẩu Myanmar tận dụng nhu cầu đang tăng trong năm 2017 của các nước Nam Á. Điển hình là hợp đồng G2G đầu tiên với lượng giao dịch 100.000 tấn gạo giữa Myanmar – Bangladesh, theo biên bản ghi nhớ (MoU) gần đây, theo đó Myanmar sẽ cung cấp tới 300.000 tấn gạo cho Bangladesh hàng năm theo nhu cầu. Đồng thời, Myanmar cũng củng cố vị thế trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp triệt phá buôn lậu.

Cho tới nay, động thái xóa bỏ buôn lậu của Trung Quốc tác động mạnh hơn lên giao dịch mậu biên của Việt Nam, mặc dù một lượng lớn gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc hiện đã được nắn sang các kênh chính ngạch. Cộng với hoạt động xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống như Bangladesh và Iraq, FAO dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017 đạt 6,9 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn 1,5 triệu tấn so với mức cao kỷ lục đạt được hồi năm 2015.

Triển vọng cũng tích cực cho hoạt động xuất khẩu gạo của Mỹ và Uruguay trong năm 2017, với mức xuất khẩu lần lượt được FAO dự báo đạt 3,6 triệu tấn và 940.000 tấn.

Đối với triển vọng năm 2018, mặc dù hiện các dự báo của FAO cho rằng những thay đổi chỉ tương đối nhỏ trong thương mại gạo toàn cầu, diễn biến giao dịch được cho là sẽ có nhiều điều chỉnh đối với mỗi nước trong năm 2018. FAO dự báo tăng trưởng xuất khẩu gạo toàn cầu sẽ chủ yếu tập trung tại Việt Nam, nhờ sản xuất gạo tại Việt Nam được cho là sẽ phục hồi trong năm 2018. FAO dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2018 sẽ tăng 10% lên 7,5 triệu tấn. Tăng trưởng dự báo này xuất phát từ khả năng nhu cầu tăng tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippines và Indonesia, mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam đang hướng mạnh vào các thị trường gạo thơm và gạo nếp. Khuynh hướng này cũng được mở rộng sang phân khúc gạo Japonica, với lượng xuất khẩu được dự báo sẽ đạt 200.000 tấn, nhờ các hoạt động đầu tư sản xuất của SunRice (Úc) và các liên doanh Hà Lan – Việt Nam. Các nỗ lực chính ngạch hóa của xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ là một cú hích bổ sung trong năm 2018, xét tới các điều chỉnh về điều kiện kho bãi và chế biến để các công ty có quyền tham gia xuất khẩu gạo.

Triển vọng xuất khẩu của Pakistan cũng sáng sủa: FAO dự báo xuất khẩu gạo Pakistan năm 2017 đạt 4 triệu tấn nhờ vụ sản xuất năm 2017 bội thu và khả năng cạnh tranh tăng trên thị trường gạo non-basmati. Trong phân khúc gạo thơm, ngành gạo Pakistan đang kỳ vọng nhờ quy trình sản xuất gạo không sử dụng tricyclazole, Pakistan sẽ tăng thị phần trên thị trường EU. Tháng 5 vừa qua, Pakistan đã hoàn tất thỏa thuận xác định cơ chế thanh toán với Iran, mở ra cơ hội tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường này, mặc dù việc sử dụng cơ chế này đến nay vẫn còn yếu.

FAO dự báo xuất khẩu gạo Myanmar năm 2018 sẽ đạt mức cao kỷ lục 2,2 triệu tấn, chủ yếu do giá xuất khẩu hấp dẫn giúp nước này cạnh tranh tốt trong phân khúc gạo Indica.

Mặc dù sẽ phụ thuộc và các quyết định chính sách, xét đến việc hoạt động xuất khẩu gạo tập trung trong tay các doanh nghiệp nhà nước. FAO dự báo xuất khẩu gạo năm 2018 của Trung Quốc đại lục cũng tăng 300.000 tấn lên 1,2 triệu tấn, chủ yếu nhờ nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào.

Ngược lại, nguồn cung khả dụng xuất khẩu tại Ấn Độ và Thái Lan được dự báo giảm trong năm 2018, dẫn đến xuất khẩu gạo năm 2018 của nước này được dự báo lần lượt giảm xuống còn 10,7 triệu tấn và 10,4 triệu tấn. Đối với Ấn Độ, dự báo sản xuất năm 2017 giảm là nguyên nhân chính dẫn tới giảm xuất khẩu năm 2018; trong khi đối với Thái Lan, nguồn cung gạo chất lượng thấp, giá rẻ giảm cùng với sự cạn kiệt của các kho dự trữ gạo cũ của chính phủ là nguyên nhân chính. Trong cả hai trường hợp, xuất khẩu gạo năm 2018 được FAO dự báo chỉ giảm nhẹ 4 – 5% do nhu cầu tại Viễn Đông và châu Phi đối với nguồn cung từ hai nước này vẫn cao, cùng với năng lực thay thế nguồn cung gạo đồ hạn chế của các nước xuất khẩu gạo khác.

Theo FAO (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường