Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FDA từ chối lô hàng đầu tiên từ Myanmar; số lô hàng tôm từ chối năm 2017 thấp nhất từ năm 2012
09 | 01 | 2018
Tuần trước, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã công bố thông tin liên quan đến số lô hàng bị từ chối thông quan trong tháng 12/2017. Trong tháng 12/2017, FDA cho biết chỉ 1/105 (0,9%) tổng số lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan là lô hàng tôm liên quan đến kháng sinh bị cấm.

Lô hàng tôm duy nhất bị FDA từ chối trong tháng 12/2017 đến từ Myanmar:

  • Myeik Zenith Industrial Co., Ltd. (Myanmar), công ty hiện không có trong danh sách Cảnh báo nhập khẩu 16-124, 17-127 hay 16-129, có một lô hàng tôm chứa dư lượng thuốc BVTV bị từ chối thông quan bởi cơ quan FDA Đông Bắc trong này 29/12/2017.

Đây là lần đầu tiên FDA báo cáo từ chối một lô hàng tôm từ Myanmar do liên quan đến các kháng sinh cấm.

Ngoài ra, FDA cũng đã công bố dữ liệu cả năm 2017 liên quan đến từ chối nhập khẩu và điều chỉnh báo cáo chính thức về các trường hợp từ chối nhập khẩu bị bỏ sót, ban đầu được báo cáo trong tháng 8 và 9/2017. 16 lô hàng bị từ chối nhập khẩu này đến từ 3 công ty khác nhau:

  • Ca Mau Seafood Processing & Service Joint Stock (Việt Nam), công ty có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124 đối với enrofloxacin trong tôm ngày 8/12/2017 và trong một trường hợp khác đối với sulfamethizole trong tôm ngày 28/12/2017, ban đầu được báo cáo chỉ có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BBVTV do văn phòng FDA Đông Bắc vào ngày 8/8/2017;
  • Manwill Trading Company (Hong Kong), công ty không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127 hay 16-129, ban đầu được báo cáo chỉ có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc BVTV bởi văn phòng FDA Đông Bắc ngày 14/8/2017;
  • Yantai Wei-Cheng Food Co., Ltd. (Trung Quốc), công ty không được miễn trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16-131, ban đầu báo cáo có 14 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc BVTV bởi văn phòng FDA bờ Tây ngày 7/9/2017.

Với các điều chỉnh này, trong năm 2017, FDA đã từ chối chỉ 55 lô hàng tôm vì những lý do liên quan đến kháng sinh bị cấm. Như trong biểu đồ dưới đây cho thấy đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012. Ngoài năm 2012, chưa có năm nào ít hơn 60 lô hàng tôm bị từ chối do nhiễm kháng sinh cấm kể từ năm 2007.

Không có lý do rõ ràng cho mức tụt giảm mạnh số lô hàng tôm bị từ chối trong năm 2017. Các nước nhập khẩu tôm khác tiếp tục báo cáo số trường hợp phát hiện kháng sinh cấm trong tôm nhập khẩu ở mức cao, đặc biệt là từ Ấn Độ và Việt Nam.

Thay vào đó, vào thời điểm EU quy định bắt buộc rằng 50% số lô hàng tôm từ Ấn Độ phải được kiểm tra kháng sinh cấm, báo cáo của FDA năm 2017 cho thấy số lô hàng tôm đuộc kiểm tra trong năm 2017 tại Mỹ giảm mạnh so với những năm trước. Kết luận như vậy càng được củng cố bởi thực tế là một phần lớn số lô hàng tôm bị từ chối trong năm 2017 đến từ cùng một công ty. Cụ thể là hơn 25% tổng số lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm (tức 15/55 lô hàng, hay 27,3%) đến một công ty Việt Nam là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và công ty con của tập đoàn này là công ty Minh Quí.

Một lần nữa trong năm 2017, báo cáo của FDA chỉ ra rằng vấn đề kháng sinh cấm trong tôm tiếp tục tập trung tại một số ít quốc gia, Đặc biệt 85,5% (47/55 lô hàng tôm) của tổng số các lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm trong năm 2017  đến từ chỉ 3 quốc gia: 19 lô hàng tôm bị từ chối trong năm 2017 đến từ Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong), 16 lô hàng đến từ Việt Nam và 12 lô hàng đến từ Ấn Độ.

Theo Shrimp Alliance (gappingwold.com)



Báo cáo phân tích thị trường