Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Toàn cầu hóa 3.0 có thể mang lại cơ hội xuất khẩu thủy sản cho Mỹ?
15 | 03 | 2018
Theo giáo sư, nhà kinh tế chính trị Mark Blyth trong Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ tổ chức tại Boston, Massachusetts ngày 11/3, nền kinh tế thủy sản sẽ chào đón nhiều cơ hội, thay vì thách thức, trong tương lai.

Blyth, giáo sư tại đại học Brown University, giải thích trong bài viết: “Toàn cầu hòa 3.0 là gì? Thương mại toàn cầu trong một thế giới của chủ nghĩa dân túy địa phương”, cho rằng cho tới nay, hai làn sóng toàn cầu hóa đã định hình các nền kinh tế toàn cầu – và chúng ta đang bước vào làn sóng thứ ba.

Được chống đỡ bởi động cơ hơi nước, vận chuyển đường sắt, làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên bắt đầu vào thế kỷ 19 và kết thúc với Thế chiến I. Vận tải container và máy tính hóa mang lại làn sóng toàn cầu hóa thứ hai vào thập niên 1980, và tồn tại đến năm 2008 khi đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính.

Trí tuệ nhân tạo (AI) chính là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, với quy mô chuyển đổi mọi thứ, từ công thức thuốc tới sản xuất năng lượng. “Diễn biến này mang tính chuyển đổi mạnh, đặc biệt là trong ngành thủy sản. AI đang tồn tại và vấn đề là bạn sẽ làm gì với AI”. Khi xét đến dân số già hóa và diễn biến số hóa vào cùng một bài toán, năng suất được dự báo sẽ tăng trên diện rộng trong 20 năm tới, ông Blyth nhận định.

Toàn cầu hóa 3.0 cũng sẽ đưa sản xuất tại nhà gia tăng, nhưng ngày càng ít lao động và quy mô doanh nghiệp nhỏ lại. Hệ quả là các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều, và các thị trường lao động sẽ trở nên cô lập hơn. “

Sự phụ thuộc của Mỹ vào thủy sản nhập khẩu sẽ không thay đổi trong tương lai gần, với 91% thủy sản tiêu thụ tại thị trường này là từ nguồn cung quốc tế, nhưng những cải thiện gần đây trong quản lý nguồn lực và tính hiệu quả của các chuỗi cung ứng nội địa trong ngành thủy sản Mỹ có thể khiến tình hình ít nhiều thay đổi. Ông Blyth cũng tin tưởng rằng công nghệ AI có thể mở ra tiềm năng toàn diện của ngành nuôi trồng thủy sản, thừa nhận rằng mặc dù cá là “nguồn protein dược tạo ra hiệu quả nhất thế giới”, việc nuôi trồng thủy sản có thể gây lo ngại cho cộng đồng do các tác động môi trường.

“Vấn đề là ở tối ưu hóa hệ thống. Thử tưởng tượng 20 năm kể từ bây giờ, AI vận hành các hệ thống cực kỳ hiệu quả, 24/7, nên khi có một vấn đề quản lý chất thải phát sinh mà con người hiếm khi phát hiện ngay, các hệ thống này có thể tự động điều chỉnh. Các hệ thống có thể tối hưu quá trình sinh trưởng thông qua vòng đời sinh học của thủy sản nuôi để thu hoạch mà không gây ra chất thải. Đây là một cơ hội rất lớn”.

Nhờ công nghệ cao, Mỹ có thể trở lại thành nước xuất khẩu thủy sản và với cộng đồng dân cư châu Á trẻ và tiếp tục tăng, đây là một thị trường đầy tiềm năng.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường