Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cú vấp đúp: Các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây Mỹ nhảy đợt sóng thuế lần 2 của Trung Quốc
22 | 06 | 2018
Các nhà sản xuất thịt lợn, trái cây Mỹ vốn đã khốn đốn với chính sách thuế trong vòng đấu đầu tiên trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nay lại tiếp tục phải sẵn sàng cho khó khăn chồng chất sau khi Bắc Kinh đưa các sản phẩm này vào danh sách áp thuế bổ sung chuẩn bị có hiệu lực trong tháng 7 tới.

Ngày 2/4, Trung Quốc đã chính thức áp mức thuế 25% đối với phần lớn các sản phẩm thịt lợn Mỹ và 15% đối với hàng loạt các sản phẩm trái cây và các loại hạt, để trả đũa chính sách thuế của Mỹ đối với các sản phẩm thép và nhôm Trung Quốc. Tuần trước, cả hai nhóm sản phẩm này đều bị đưa vào danh sách thuế bổ sung sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7 – vòng đấu thứ hai trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc. Không có bất cứ nhóm hàng hóa nào khác bị chịu cú đúp tương tự.

Thịt lợn hiện đối mặt với mức thuế nhập khẩu lũy kế lên tới 71%, chưa bao gồm thuế GTGT, theo công thức tính toán công bố trên website của Bộ Tài chính Trung Quốc tuần vừa qua. Thuế lũy kế đối với các loại trái cây lên tới 50%. “Chính sách thuế bổ sung sẽ đẩy chúng ta ra khỏi thị trường này”, theo Zhong Zheng, nhà sáng lập Heartland Brothers có trụ sở tại Trung Quốc, chuyên bán thịt lợn Mỹ Berkshire cho các siêu thị và nhà hàng tại Trung Quốc.

Năm 2017, xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Trung Quốc đạt 489 triệu USD và sang quý 1/2018 vẫn chiếm thị phần nhập khẩu cao nhất trên thị trường Trung Quốc, với kim ngạch khoảng 117.000 tấn, theo số liệu Hải quan Trung Quốc công bố. Nhưng hoạt động xuất khẩu đã giảm gần một nửa kể từ khi mức thuế 25% được áp dụng vào đầu tháng 4, theo nhà phân tích ngành thịt Mỹ Brett Stuart, chủ tịch của Global AgriTrends. “Trên thực tế, họ đã ngừng mua thịt lợn của chúng ta”.

Tổng mức thuế đối với thịt lợn Mỹ từ tháng 7/2018 sẽ là 88%, sau khi tính thêm 10% thuế GTGT, theo một tính toán của các chuyên gia ngành cho hay. Mưc thuế này sẽ đẩy biên lợi nhuận của các nhà chế biến thịt xuống mức thấp nhất trong 3 năm, đi kèm với nỗi lo về thương mại với Trung Quốc và Mexico. Với chính sách thuế mới này, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ chuyển sang các nhà cung cấp khác tại châu Âu và Brazil, theo Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank.

Sự bất ổn và hỗn loạn

Với cú đấm kép này, phần lớn các tác ngân ngành đều không chắc chắn về cách tính toán thuế mới, đẩy họ vào tình trạng bị động trước tác động của chính sách. “Chúng tôi đang cố gắng xác nhận cách các chính sách thuế liên tiếp này sẽ được triển khai nhưng vẫn chưa đạt kết quả”, theo Joe Schuele, người phát ngôn của Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ phát biểu hôm 20/6. Hiệp hội ngành này đại diện cho các doanh nghiệp như Tyson Foods Inc, JBS USA và WH Group Ltd’s Smithfield Foods.

Hội Thịt Bắc Mỹ, một tổ chức ngày đại diện cho Hormel Foods Corp và một số doanh nghiệp khác, cũng đang chờ đợi thông tin về mức thuế từ Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hoặc các nhà chức trách thương mại. Sự thiếu chắc chắn về mức thuế khiến các nhà đóng gói thịt càng khó khăn trong việc lên kế hoạch chế biến thịt, theo Bill Westman, phó chủ tịch cấp cao các vấn đề quốc tế cho Hội phát biểu.

Mark Powers, chủ tịch của Hội đồng cây ăn quả Tây Bắc, chuyên trách về các vấn đề cho táo, lê và cherry từ các nông trại tại Washington, Oregon và Idaho, đang tìm kiếm xác nhận từ chính phủ Mỹ về cách thức mà chính sách thuế của Trung Quốc sẽ được triển khai. Các khách hàng Trung Quốc thông báo rằng các chính sách thuế mới nhất này sẽ lập tức thay thế chính sách trước đó.

Một nhà quản lý công ty sản xuất tại Thượng Hải cho rằng các chính sách thuế mới sẽ không cộng dồn các chính sách hiện nay, và quan điểm của họ đối với danh sách mới này là khá quan liêu. Tuy nhiên, ông này cho rằng “văn bản này có sự không rõ ràng nên không thể loại trừ khả năng cộng dồn thuế nếu căng thẳng thương mại trở nên tồi tệ hơn”. Việc áp các chính sách thuế này sẽ khiến hoạt động giao dịch của Trung Quốc với hàng hóa Mỹ giảm mạnh và chuyến hàng cherry vận chuyển bằng máy bay của công ty hiện đang trên đường tới Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cherry tươi lớn thứ 3 của Mỹ, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ cho htay. Năm 2017, xuất khẩu cherry Mỹ tới Trung Quốc đạt 119 triệu USD, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu 605 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu táo và lê cũng sẽ gặp tác động nghiêm trọng khi mùa thu hoạch bắt đầu vào mùa thu này do phải cạnh tranh mặt hơn với các đối thủ khác.

Theo Reuters (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường