Mặc dù EU đã ghi nhận một số cải thiện trong giải pháp cho các vấn đề đã xác định trong thời gian đánh giá từ 15 – 24/5/2018, Ủy ban châu Âu quyết định rằng họ sẽ xem xét dỡ bỏ thẻ vàng vào tháng 1/2019, như đã thông báo cho Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT. Tổng cục Thủy sản thừa nhận nhiều vấn đề vẫn tồn tại trong ngành, đặc biệt là trong kiểm soát hoạt động khai thác và truy xuất nguồn gốc.
Việt Nam hiện có khoảng 33.000 tàu khai thác thủy sản xa bờ, nhưng chỉ 3.000, tương đương 9% trong số này có trang bị các thiết bị định vị vệ tinh. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt cao là một rào cảnh lớn. Tổng cục Thủy sản cho biết mặc dù Việt Nam đã đưa vào hiệu lực Luật Thủy sản năm 2017 theo đề nghị từ EC năm 2017 để cải thiện quản lý hoạt động khai thác xa bờ, hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện trong quá trình triển khai thực tế tại cấp địa phương. Mặt khác, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giảm do cả các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu đều tốn nhiều thời gian cho quy trình hải quan, dẫn đến chi phí tăng lên.
Phó tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho biết EC sẽ quay trở lại Việt Nam năm 2019 để kiểm tra liệu Việt Nam đã giải quyết triệt để vấn đề khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định hay không.
Trả lời câu hỏi của báo giới về khả năng áp thẻ đỏ cho ngành thủy sản Việt Nam, tức dẫn đến việc cấm toàn bộ xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU, ông Hòe cho biết nếu Việt Nam thất bại trong giải quyết vấn đề theo yêu cầu của EC, EC có thể sẽ không ban hành thẻ đỏ do ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực để giải quyết vấn đề và tuân thủy theo các khuyến nghị của EC. Ông Hòe cho biết thêm rằng không dễ dàng giải quyết các vấn đề hiện tại trong ngắn hạn. Ví dụ, Thái Lan cũng đã chịu tình trạng thẻ vàng trong vài năm qua.
Bà Nguyễn Thị Trang Nhung, phó giám đốc Cục Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ NNPTNT, cơ quan này sẽ tổ chức họp báo vào ngày 3/7 tới về vấn đề này.
EC ước tính hàng năm, có khoảng 11 – 26 triệu tấn cá, tương đương ít nhất 15% tổng lượng khai thác thủy sản, trị giá 8 – 19 tỷ USD là nguồn thủy sản khai thác phạm pháp.
Theo FIS (gappingworld.com)