Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Điêu đứng hồ tiêu Tây Nguyên (Kỳ II): Tử huyệt của người nông dân?
04 | 10 | 2018
Từ một cây trồng có thế mạnh tại Tây Nguyên, hồ tiêu tưởng chừng sẽ biến những nông dân chân đất thành tỷ phú thì nay đang trở thành “tử huyệt”.

Trong khi bài học cây hồ tiêu còn nóng hổi nhưng dường như vẫn chưa thức tỉnh người nông dân, khi mà hiện nay người dân đang đổ xô trồng sầu riêng, bơ, khoai lang và nếu không phanh kịp, lúc đó người nông dân khó thoát khỏi kiếp trồng, chặt.

Vì sao hồ tiêu từ cây thế mạnh thành tử huyệt?

Giá liên tục tăng từ 42.000 đồng/ kg vào năm 2010 đã tăng đạt đỉnh 220.000 đồng/kg vào năm 2015 như một lực hút người nông dân đua nhau mở rộng diện tích. Thủ phủ hồ tiêu Gia Lai, theo quy hoạch đến năm 2020 là 6.000 ha nhưng đến cuối năm 2017 đã đạt 16.322 ha (vượt quy hoạch 10.322 ha). Tính rộng ra cả nước có khoảng 153.000 ha thì tại Tây Nguyên chiếm 2/3 diện tích. Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch, kiểm tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cho biết qua theo dõi cứ chu kỳ khoảng 10 năm thì giá hồ tiêu lại xuống đáy một lần do sản lượng hồ tiêu cung vượt cầu. Hiện nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn thế giới cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong khi tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2017 đã đạt khoảng 215.000 tấn, đó là chưa kể hồ tiêu của Indonesia, Ấn Độ, mà chủ yếu là để xuất khẩu.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng thừa, theo ông Bính có rất nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất vẫn là bài toán sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm phải chế sâu với thương hiệu thì lúc đó hồ tiêu Việt Nam mới có giá trị.

Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khuyến cáo: Thứ nhất là không mở rộng diện tích. Thứ hai cần đẩy mạnh xây dựng các HTX, mô hình liên kết theo chuỗi và liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hồ tiêu sạch. Khi nào thoát kiếp trồng, chặt

Và khi cây hồ tiêu chết, việc chuyển đổi cây trồng từ những diện tích tiêu chết sang trồng các loại cây khác đang là thách thức với người nông dân lẫn ngành chức năng. Nhiều nông dân đã đổ xô trồng các loại cây ăn quả như sầu riêng, bơ, khoai lang... đến những “cây lạ” như sachi với hi vọng may nhờ rủi chịu.

Hiện nay, có tới 95% sản lượng sản xuất tiêu của Việt Nam được dùng để xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới cả về quy mô lẫn sản lượng.

Hiện ở Tây Nguyên, cây sầu riêng có diện tích tăng mạnh nhất không chỉ tại thủ phủ sầu riêng Lâm Đồng mà còn lan tỏa sang các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông rồi Gia Lai. Không chỉ riêng cây sầu riêng, cây bơ hiện cũng phát triển ồ ạt tại Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Nông còn hi vọng đưa cây bơ thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo.Thế nhưng thị trường đầu ra cho loại trái cây này đang là dấu hỏi lớn cho ngành chức năng của tỉnh. 
Ngược về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê, Chư Pứh, tỉnh Gia Lai nhiều nông dân lại đang ồ ạt trồng khoai lang, nhiều người còn đánh cược vận may với một cây trồng còn khá mới là cây sachi. Để đánh cược vận may, anh Nguyễn Văn Hoàn (huyện Lắk, Đắk Lắk) đã sang tận xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai thuê đất trồng hơn 100 ha khoai lang Nhật Bản. Anh Hoàn cho biết, đã vay mượn hơn 7 tỷ đồng đầu tư. “Mình trồng thì cứ trồng, chưa biết giá cả thế nào, cũng chưa có doanh nghiệp nào liên kết thu mua” - anh Hoàn chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Hợp – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Sê cho biết, việc người dân chuyển đổi cây trồng, làm mới đất trên diện tích hồ tiêu bị chết là rất tốt. Tuy nhiên việc chuyển đổi cần cẩn trọng lựa chọn cây trồng vì hiện nay thị trường nông sản rất bấp bênh, người nông dân không nên ồ ạt tăng diện tích rât dễ theo vết cây hồ tiêu.

Theo DĐDN



Báo cáo phân tích thị trường