Mặc dù xuất khẩu hạt điều, nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu với một lượng không nhỏ. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu 284,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 482,08 triệu USD, tăng 7% về lượng nhưng giảm 19,7% trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam nhập khẩu hạt điều chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm 58,99% thị phần đạt 167,9 nghìn tấn, trị giá 287,39 triệu USD, tăng 90,31% về lượng và 61,32% về trị giá so với cùng kỳ. Trong đó, Campuchia là thị trường có lượng nhập nhiều nhất 152,8 nghìn tấn, trị giá 261,41 triệu USD, tăng 88% về lượng và 60,2% trị giá so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 1710,77 USD/tấn, giảm 14,87%. Riêng tháng 4/2019 cũng đã nhập từ Campuchia 22,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 35,17 triệu USD, giảm 66,66% về lượng và 68,93% trị giá so với tháng 3/2019, giá nhập bình quân 1554,76 USD/tấn, giảm 6,81%.
|
Sau thị trường Campuchia, Việt Nam nhập khẩu 38,7 nghìn tấn hạt điều từ Bờ Biển Ngà, trị giá 76,8 triệu USD, tăng gấp hơn 2,6 lần (tương ứng 155,32%) về lượng và tăng 91% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có mức tăng vượt trội trong 4 tháng đầu năm nay. Tính riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Bờ Biển Ngà 8,37 nghìn tấn hạt điều, trị giá 15,45 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần (tương ứng 115,91%) về lượng và tăng 27,17% về trị giá so với tháng 3/2019, giá nhập bình quân giảm 41,1% chỉ có 1845,88 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 4/2018 thì tăng gấp hơn 3 lần (tương ứng 295,14%) về lượng và gấp tới 3 lần về trị giá (tương ứng 199,49%).
Đáng chú ý, thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam thời gian này có thêm các thị trường mới như: Ghana, Nigeria và Cộng hòa Tanzania với lượng nhập đạt lần lượt 26,3 nghìn tấn; 18,4 nghìn tấn và 180 tấn.
Không chỉ tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Bờ Biển Ngà, Việt Nam cũng tăng nhập từ Indonesia đạt 15,1 nghìn tấn, trị giá 25,9 triệu USD, tăng gấp hơn 2,1 lần (tương ứng 114,87%) về lượng và tăng 73,56% về trị giá so với cùng.
Cơ cấu thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam 4 tháng năm 2019
Đại hội hạt và trái cây khô thế giới do Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) tổ chức 3 ngày, từ 23 – 25/5/2019 tại Mỹ. Đây là sự kiện thường niên quan trọng và thu hút rất nhiều đại biểu quốc tế tham gia, cũng như sự quan tâm chờ đón thông tin, bàn luận về các thông tin được công bố của INC của nhiều người, nhiều ngành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có ngành Điều Việt Nam.
Tại Đại hội rất nhiều nhưng con số do INC công bố được nhiều người quan tâm bàn luận nhất là: Lượng điều thô năm 2019 của thế giới khoảng 4.036.000 tấn, cao hơn năm 2018 khoảng 428.000 tấn.
• Có người lo lắng vì với sự gia tăng này, giá của cả Nhân và Thô có thể tiếp tục giảm; ngành điều có thể sẽ tiếp tục khó khăn (?!).
• Tuy nhiên, phần đông đã đón nhận số liệu này rất bình tĩnh và có phần an tâm. Theo họ thì: Con số hơn 4.000.000 tấn điều thô đến giờ này vẫn là “Ẩn Số” vì:
+ INC dự tính sản lượng vụ mùa 2019 khoảng 3.666.000 tấn, cao hơn 2018 khoảng 148.000 tấn. Như vậy, sản lượng sản xuất năm nay không có sự tăng đột biến. Lượng điều thô dự kiến cung cấp cho thị trường chênh lệch chủ yếu là do lượng tồn kho; Có tới khoảng 250.000 tấn của Tanzania chưa ai biết chắc bao giờ bán ra, bán với giá nào. Đặc biệt là chất lượng thế nào sau trên dưới 1 năm chất trong kho?
+ Mặc dù tin rằng: INC có các chuyên gia giỏi thu thập, tính toán và dự báo nhưng hàng trăm tấn điều thô trong bảng thống kê của Indonesia và các nước Đông Phi còn vài tháng nữa mới đến vụ thu hoạch; không ai có thể nói trước rằng: Từ nay đến đó liệu có tác động lớn nào khiến sản lượng của các nước này thay đổi không?
+ Sản lượng Điều thô dù có tăng nhưng chất lượng lại giảm, do đó lượng nhân có được sau chế biến biến động không lớn; nhưng mức độ cũng khó có thể đo lường do chất lượng giảm không đồng đều.
• Thực tế từ đầu vụ chế biến đến nay cho thấy một số điểm quan trọng cần lưu ý:
+ Chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, có việc trộn vụ cũ vào vụ mới (Có khi lên tới 30%); do đó sẽ tổn thất lớn do ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nhân nếu ko kiểm soát chất lượng nhập khẩu. Doanh nghiệp cần cẩn trọng, kiểm soát chất lượng điều thô nhập khẩu; các cơ quan giám định kiển tra việc trộn hàng, áp dụng quy trình kiểm tra bóc vỏ lua 100% để xác định lỗi, hư hỏng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.
+ Chế biến, cung ứng nhân điều có thời điểm thiếu hụt cục bộ do giá tốt, lượng mua tăng. Mặt khác, nguyên liệu về chậm do thời gian vận chuyển đường biển tăng (nhiều trường hợp lên tới 2 tháng thay vì 1.5 tháng như trước đây).
+ Mặc dù nguyên liệu không thiếu nhưng cần cẩn trọng trong bán nhân khi chưa có đầy đủ nguyên liệu trong kho dẫn đến tình trạng ko đủ hàng đảm bảo hợp đồng.
Nguồn: VITIC/Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hiệp hội Điều Việt Nam