Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG NĂM 2019
22 | 07 | 2019
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 902 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 615 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng trước đó và tăng 22,7% so với tháng 5/2018.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 902 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2019 và tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 615 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng trước đó và tăng 22,7% so với tháng 5/2018.

5 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 4,017 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất sản phẩm gỗ đạt 2,816 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong 5 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2018 là 69,67%.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu G&SPG đang duy trì mức tăng trưởng khá cao, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 414 triệu USD, tăng 19,54% so với tháng 4/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 356 triệu USD, tăng 12,33% so với tháng 4/2019.

5 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,730 tỷ USD, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 43,07% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước – xấp xỉ tỷ lệ của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,564 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối FDI và chiếm 55,55% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh so với tháng trước đó:  Hoa Kỳ tăng 9,57% , Hàn Quốc tăng 15,13%, Canada tăng 2104%, Pháp tăng 13,23%, Đài Loan tăng 44,48%... Ngược lại giảm mạnh tại thị trường Anh, Đức, Lào và Hà Lan. Trong đó thị trường Lào giảm tới 67,72% so với tháng 4/2019.

5 tháng năm 2019, Hoa kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 1,839 tỷ USD, tăng tới 34,98% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 46% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Do chiếm tỷ trọng lớn nên đây chính là đầu tàu kéo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng ấn trượng trong 5 tháng đầu năm 2019. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang nhiều thị trường chủ lực như Nhật Bản, Anh và Đức cũng tăng rất mạnh, lần lượt tăng 19,67%; 12,47% và tăng 22,74% so với 5 tháng năm 2018.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang số ít thị trường chủ lực giảm so với cùng kỳ năm ngoái: Hàn Quốc giảm 7,19%; Australia giảm 16,63%; Malaysia giảm 25,61%.

NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 240 triệu USD, tăng 22,4% so với tháng 4/2019 và tăng 24,35% so với cùng kỳ năm ngoái.

5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 1,016 tỷ USD, tăng 15,6% so với 5 tháng năm 2018. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 3,001 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG.Doanh nghiệp FDI

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 75 triệu USD, tăng 21,32% so với tháng trước đó. 

5 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 300 triệu USD, tăng 23,23% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 30,52% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước – tỷ lệ này của cùng kỳ năm ngoái là 27,68%.

Thị trường nhập khẩu

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng mạnh so với tháng trước đó. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng tới 58,98%; Pháp tăng 65,59%.5 tháng năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, với kim ngạch đạt trên 202 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước. Ngoài ra, 3 thị trường cung ứng xếp sau là Hoa Kỳ, Thái Lan và Chile cũng tăng rất mạnh, lân lượt tăng 24,09%; 15,31% và tăng 22,55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, Lào và Maylaysia là 2 thị trường cung ứng chủ lực duy nhất giảm rất mạnh trong 5 tháng năm 2019, lần lượt giảm tới 64,05% và giảm 17,84% so với cùng kỳ năm ngoái.



Theo Gỗ Việt, số 112
Báo cáo phân tích thị trường