Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc sẽ 'càn quét' hết chanh leo Việt Nam sau Covid-19
05 | 03 | 2020
Đại diện doanh nghiệp chế biến chanh leo lớn nhất Việt Nam nhận định nhu cầu nông sản của thị trường Trung Quốc sau Covid-19 sẽ tăng rất mạnh.

“Cụ thể tăng bao nhiêu phần trăm thì rất khó nói. Song khi một đất nước bị khó khăn do dịch bệnh, nhập khẩu hạn chế, nuôi trồng cũng hạn chế, thì nhu cầu với nông sản sẽ tăng rất cao. Ý kiến cá nhân tôi cho rằng sau Covid-19, Trung Quốc sẽ "càn quét" hết chanh leo Việt Nam”, ông Phạm Duy Thái, Chánh văn phòng Hội đồng quản trị Cty cổ phần Nafood Group, cho biết trong cuộc trao đổi với NNVN hôm 4/3.

Đại diện Nafood cho biết Việt Nam hiện có khoảng 5.000 đến 6.000ha chanh leo, bán cho các doanh nghiệp chế biến. Trong khi đó, xu thế của thế giới hiện rất ưa chuộng chanh leo Việt Nam. 

Nguồn gốc chanh leo từ Nam Mỹ, có thể kể đến Brazil, Ecuador, Peru, Colombia. Cái nôi của chanh leo là Brazil, nước này cũng là quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất thế giới, song giờ đây Brazil vẫn phải nhập khẩu chanh leo".

Một mặt do nhu cầu chanh leo ở các nước này rất lớn, mặt khác do tác động của biến đổi khí hậu đến thổ nhưỡng, dẫn đến năng suất chanh leo tại Peru hay Colombia bị ảnh hưởng, không đáp ứng được nhu cầu người dân.

Mặt khác, khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, thì lợi thế cạnh tranh của nông sản nước ta nói chung và chanh leo nói riêng sẽ mạnh lên.

Trước kia, với thị trường chanh leo lớn nhất thế giới là châu Âu, thì Ecuador, Peru, Colombia được miễn thuế xuất khẩu. Khi có FTA, Việt Nam cũng sẽ được miễn thuế. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang tăng lên.

Với riêng Brazil, nhu cầu ở nước này cũng rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà ở Trung Quốc, chanh leo được gọi là “Bách hương quả”, đại ý quả có 100 hương thơm.

Nafood hiện xuất khẩu chanh leo dưới ba dạng chủ yếu: nước cô đặc, nước ure (chỉ làm bay hơi, nhưng chưa đến mức cô đặc), quả tươi. Ngoài ra, Nafood còn xuất khẩu chanh leo sấy khô, song mặt hàng này hiện chưa có sức mua lớn như ba loại nêu trên.

Về vấn đề “giải cứu” nông sản như thanh long, dưa hấu, diễn ra vài năm gần đây, ông Thái cho rằng chủ yếu việc giải cứu dành cho hoa quả xuất tươi. “Ví dụ như thanh long, 90% là xuất tươi sang Trung Quốc, chưa có nhiều chế phẩm từ thanh long. Nafood cũng tham gia chế biến dưới dạng ure. Vừa rồi Nafood cũng cho các nhà máy chế biến thanh long từ Long An với 100% công suất, không còn chỗ mà để. Đến giờ chúng tôi vẫn đang phải thuê kho chứa thanh long”, ông Thái nói.

Đại diện Nafood cho rằng việc “giải cứu” chỉ là biện pháp nhất thời, khi các doanh nghiệp chế biến chung tay giúp nông dân tại thời điểm xuất khẩu gặp khó khăn, không phải chìa khóa giải quyết vấn đề.

Theo NNVN



Báo cáo phân tích thị trường