Theo Kinh tế và Tiêu dùng
Báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết trong tháng 12/2020 mặc dù đã bắt đầu vụ ép mới nhưng đường có nguồn gốc nhập khẩu bao gồm nhập chính ngạch và nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường.
Theo đó, giá thị trường trong tháng bắt đầu xu hướng nhích lên do lượng đường nhập khẩu chính ngạch giảm vì tình trạng khủng hoảng container trong ngành logistic toàn cầu đã tác động đến việc nhập khẩu đường.
"Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian quay vòng trung bình của một container đã vọt lên 100 ngày, so với mức 60 ngày trước đây, dẫn tới việc thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu ở trên toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa", VSSA cho hay.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:
Cũng theo Hiệp hội một lượng đường nhập lậu từ các khu vực Lao Bảo Quảng trị, Bình Phước, Long An, An Giang, Đồng Tháp đã tràn về khu vực TP HCM và tiếp tục ép giá, kìm giá đường nội địa.
Theo thông tin từ các thương nhân quốc tế, các đơn hàng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn rất nhiều, bất chấp khả năng có thể bị áp thuế hồi tố khi thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường xuất xứ từ Thái Lan có thể được áp dụng vào đầu năm 2021.
"Như vậy giá đường trong tháng 12 có cải thiện một chút so với tháng 11, tuy nhiên so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp nhất", VSSA nhận định.