Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Những quy định và thủ tục nhập khẩu của Trung Quốc
22 | 08 | 2007
Các quy định và thủ tục xuất nhập khẩu

Những tổ chức chính phủ có trách nhiệm ban hành và thực hiện chính sách ngoại thương ở Trung Quốc bao gồm Hội đồng Nhà nước, Uỷ ban lập Kế hoạch phát triển của Nhà nước, Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước, Bộ Hợp tác Kinh tế và Ngoại thương (MOFTEC), một số Bộ Công nghiệp, Tổng cục Hải quan, cũng như chính quyền các tỉnh và thành phố.

Vào đầu thập kỷ 80, chính quyền trung ương đã đưa ra nhiều quyết định về thương mại với các khu vực và kết quả là làm tăng tốc độ phát triển ngoại thương của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc thực hiện cải cách ngoại thương theo đường lối xây dựng một hệ thống ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chính quyền trung ương đã phi tập trung nhiều hơn các quyền về ngoại thương và trao nhiều quyền xuất – nhập khẩu cho nhiều doanh nghiệp hơn. Kết quả, một số công ty ngoại thương (FTC) đã có bước phát triển nhảy vọt. Ngoài các FTC trực thuộc các bộ và các tổ chức chính phủ khác nhau, tất cả các tỉnh và các thành phố đều có hệ thống thương mại độc lập thực hiện các hình thức ngoại thương khác nhau. Tương tự, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình cải cải các doanh nghiệp và khuyến khích các xí nghiệp sản xuất nâng cao thêm chất lượng sản phẩm và tăng lượng hàng xuất khẩu, Trung Quốc đã trao quyền “tự trị ngoại thương” cho một số xí nghiệp sản xuất công nghiệp, đó chính là quyền được nhập khẩu các nguyên liệu cho quá trình sản xuất và được xuất khẩu sản phẩm của riêng họ. Các xí nghiệp được nhận quyền này bao gồm xí nghiệp trực thuộc trung ương, trực thuộc thị trấn và các xí nghiệp tư nhân. Cho tới nay, hơn 100 xí nghiệp sản phẩm công nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả đã được trao quyền “tự trị ngoại thương” với sự đồng ý của MOFTEC, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử các xí nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc có quyền hợp pháp thực hiện ngoại thương. Ngoài ra, một số cơ quan nghiên cứu và khoa học, các hợp tác xã tiếp thị và cung ứng, các doanh nghiệp bán lẻ và bán sỉ hàng hoá cũng được trao quyền xuất – nhập khẩu hợp pháp, nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và khoa học cải cách hệ thống thương mại. Khoảng 300.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước đồng ý cũng được trao quyền tự trị ngoại thương hạn chế để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất của họ. Khi Trung Quốc khẳng định lại định hướng xây dựng “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, sự uỷ thác quyền ngoại thương hay trao quyền tự trị ngoại thương chính là một phần trong quá trình cải cách hệ thống xuất – nhập khẩu. Một xí nghiệp không có quyền ngoại thương sẽ phải nhận một FTC làm đại lý xuất – nhập khẩu của mình. Trong các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trung Quốc đã cam kết tự do hoá thêm quyền xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp và quyền bán hàng ở trong nước của các công ty nước ngoài. Trung Quốc lập kế hoạch phân loại các công ty theo quyền xuất – nhập khẩu (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thành 4 loại từ tháng 10.1999. Những công ty thuộc nhóm A là những doanh nghiệp sẽ được hải quan ủng hộ và được tạo điều kiện khai báo hải quan ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm B, các thủ tục giải quyết hải quan sẽ không có gì thay đổi. Hải quan sẽ kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt hơn các doanh nghiệp thuộc nhóm C và D; các bộ phận và các nguyên liệu bị lưu kho mà các doanh nghiệp này nhập khẩu cho quá trình chế biến sẽ buộc phải nộp phí an ninh khi vào cảng. Để hệ thống thương mại của Trung Quốc phù hợp hơn với hệ thống quốc tế, trong những năm gần đây, Trung Quốc sử dụng nhiều các phương tiện kinh tế như điều chỉnh thuế suất và tỷ giá hối đoái hơn là sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết ngoại thương. Để gia nhập WTO và đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cải cách kinh tế, Trung Quốc đã liên tục cố gắng tự do hoá những hạn chế nhập khẩu trong những năm qua. Những biện pháp mà nước này sử dụng bao gồm giảm số lượng các sản phẩm chịu giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu, tăng mức tính minh bạch của các quy định nhập khẩu, ngừng áp dụng danh sách hàng thay thế nhập khẩu, bỏ thuế điều tiết nhập khẩu, và trao quyền xuất – nhập khẩu cho nhiều công ty hơn. Nhìn chung, các hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc đã dần dần được nới lỏng hơn. Trung Quốc sử dụng cả các biện pháp thuế và lỏng hơn. Trung Quốc sử dụng các biện pháp thuế và phi thuế để điều tiết việc nhập khẩu. Các loại thuế được áp dụng bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ; các biện pháp phi thuế bao gồm giấy phép nhập khẩu, kiểm soát hạn ngạch, danh sách hàng nhập khẩu hạn chế, v.v… Trung Quốc có biểu thuế được phân làm hai cột: thuế suất ưu đãi và thuế suất chung. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các sản phẩm từ Hồng Kông, Đài Loan, và các nước khác mà đã có hiệp định áp dụng thuế suất ưu đãi song phương hoặc các hiệp ước thương mại với Trung Quốc; thuế suất chung được áp dụng cho các nước khác. Nói chung, thuế suất đối với các nguyên liệu và hàng cung ứng công nghiệp tương đối thấp (hầu hết là dưới 20%) trong khi thuế suất đối với các hàng hoá tiêu dùng khác vẫn cao, hầu hết vào khoảng 20-25%, và đôi khi là 100% đối với một số hàng hoá xa xỉ được chọn lực khác (xem phụ lục 1 về biểu thuế mới nhất đối với hàng hoá nhập khẩu được lựa chọn). Theo những quy định thuế nhập khẩu hiện nay, giá CIF của hàng nhập khẩu được sử dụng làm cơ sở để tính toàn giá trị phải đánh thuế của hàng hoá. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1.7.1997, Trung Quốc đã áp dụng thuế theo lượng đối với bia, dầu thô và một số loại phim chụp ảnh có phủ lớp nhạy sáng, đã áp dụng thuế hỗn hợp đối với máy thu băng video và máy quay video. Thuế theo giá được tính bằng cách nhân số đơn vị hàng nhập khẩu với lượng thuế phải trả trên một đơn vị. Thuế hỗn hợp kết hợp giữa thuế theo giá và thuế theo lượng (xem phụ lục 2 về thuế suất đối với các sản phẩm được lựa chọn). Ngày 1.10.1997 khi thực hiện một vòng giảm thuế, Trung Quốc cũng đồng thời áp dụng biểu thuế quan lưu động đối với việc nhập khẩu giấy báo in. Theo biểu thuế suất lưu động, giá của hàng nhập khẩu càng cao, thuế suất của hàng đó càng thấp và ngược lại. Bằng cách áp dụng biểu thuế lưu động này, giá của các hàng hoá có liên quan có thể được duy trì ổn định trong thị trường trong nước mà không bị ảnh hưởng của việc giá lên xuống trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, các biện pháp nhượng bộ thuế chính đã được áp dụng, làm thuế suất giảm xuống từ 46,1% vào tháng 1.1993 xuống còn 17% năm 1998. Vào ngày 1.1.1999, thuế suất của 1.014 mặt hàng bị đánh thuế, bao gồm hàng dệt, đồ chơi và các sản phẩm lâm nghiệp đã bị giảm đi 8-7%. Thuế suất trung bình sẽ bị giảm xuống 10% cho đến năm 2005. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa và cải cách kinh tế vào năm 1979, Trung Quốc đã áp dụng một loạt chính sách ưu đãi liên quan đến thuế nhập khẩu để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh cơ bản đối với các chính sách này. Những chính sách hiện nay liên quan đến nhập khẩu các thiết bị của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tóm tắt như sau: đối với các công ty nước ngoài được đồng ý từ ngày 31.3.1996 trở về nước, chính sách thuế ưu đãi gốc sẽ áp dụng cho đến khi hat hạn hợp đồng ký kết. Tuy nhiên, việc nhập khẩu 20 nhóm hàng hoá được xác định cụ thể, các phương tiện đi lại và các thiết bị văn phòng mà phải chịu thuế sẽ bị đánh thuế theo những quy định và luật phù hợp. Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được đồng ý từ ngày 1.4.1996 và 31.12.1997 mà thuộc các dự án được phân loại là “cần được khuyến khích” hau “bị hạn chế” (theo mục II) trong “Catalogue các ngành công nghiệp chỉ đạo đầu tư nước ngoài”, các thiết bị sản xuất được nhập khẩu thuộc dự án đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu ngoại trừ các hàng hoá nằng trong “Catalogue những hàng hoá được nhập khẩu cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không được miễn thuế”.

Kể từ ngày 1.1.1998, các thiết bị được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu, thuộc dự án và thuộc nhóm phân loại “được khuyến khích” hoặc “bị hạn chế” (nhóm II) trong “Catalogue các ngành công nghiệp chỉ đạo đầu tư nước ngoài”, là một phần đầu tư của phía nước ngoài sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp này trình thư cam kết của dự án, loại trừ các hàng hoá được liệt trong “Catalogue những hàng hoá được nhập khẩu cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không được miễn thuế”.

Bắt đầu từ 1.1.1995, thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đã được áp dụng cho 20 hàng hoá không tính tới hình thức thương mại, vị trí đại lý hoặc đơn vị nhập khẩu (có nghĩa là hàng hoá do doanh nghiệp hay cá nhân nhập khẩu). 20 hàng hoá đó là: máy tivi, máy quay video, máy thu băng video, đầu video, hệ thống hifi, máy điều hoà, máy giặt, máy quay, máy phôtô, tổng đài điện thoại được lập trình, máy vi tính, điện thoại, máy nhắn tin sử dụng sóng radio, máy fax, máy tính điện tử, máy chữ và máy xử lý chữ, đồ gỗ, hệ thống đèn cố định và thực phẩm. Tương tự, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện và các doanh nghiệp hoạt động ở các khu chế biến mở trước đây đã được phép nhập khẩu các thiết bị văn phòng miễn phí, nay sẽ không được miễn thuế không tính tới vị trí hoạt động của các doanh nghiệp cũng như loại hình doanh nghiệp. Các quy định hải quan của Trung Quốc cho phép ngừng áp dụng thuế đối với hàng nhập khẩu bị lưu kho hải quan. Các hàng hoá có thể được lưu kho trong vòng một năm, và quy định trên có thể cho phép kéo dài thời gian lưu kho thêm một năm nữa, đến cuối năm đó hàng hoá sẽ phải tái xuất khẩu hoặc sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu và phải chịu thuế nhập khẩu. Hàng hoá cần nhập khẩu được phép vào khu vực kho hải quan mà không cần có giấy phép này, tuy nhiên, nếu hàng hoá được chuyển ra khỏi khu vực kho hải quan, phải có giấy phép này và phải trình để kiểm tra. Các nguyên liệu các bộ phận và các phụ kiện đi kèm, các thiết bị được doanh nghiệp nhập khẩu với mục đích sản xuất nằm trong khu vực kho hải quan được miễn thuế nhập khẩu và VAT.

Theo luật thuế Trung Quốc, những hàng hoá vào Trung Quốc sẽ phải chịu thuế VAT (nếu không được miễn) và thuế nhập khẩu. Tỷ lệ VAT cơ sở là 17%, được tính dựa trên tổng giá trị hàng nhập khẩu. Việc bán và nhập khẩu các hàng hoá sau được quy định chịu mức thuế cố định 13%: Lương thực và dầu ăn thực vật; nước uống, khí sưởi, khí tự nhiên, khí than, khí xăng hoá lỏng, v.v… Sách, báo và tạp chí; Thức ăn gia súc, phân hoá học, thuốc trừ sâu, các máy móc nông nghiệp và tấm phủ bằng plastic dành cho nông nghiệp. Ngoài ra, 11 nhóm hàng hoá phải chịu thuế tiêu thụ khi được nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm: thuốc lá, rượu, hàng mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc tóc và da, đồ trang sức, pháo và pháo hoa, xăng, dầu điêzen, lốp xe gắn máy, xe máy và các xe gắn máy nhỏ. Thuế suất từ 3% đến 45%. “Các biện pháp giám sát hàng nhập khẩu để triển lãm của hải quan Trung Quốc” được sửa đổi có hiệu lực từ 1.4.1997. Theo các biện pháp mới, hàng nhập khẩu vào Trung Quốc để triển lãm sẽ phải xuất khẩu trở lại trong vùng 6 tháng sau khi được nhập khẩu, thay vì 3 tháng kể từ ngày kết thúc triển lãm như quy định trước đây. Danh sách chi tiết các hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu trong khi triển lãm, cũng như những chi tiết kỹ thuật, tác dụng và tính chất của các hàng hoá này cũng được nêu rõ. Nếu nhập khẩu vược quá hạn chế cho phép hay chậm xuất khẩu trở lại sẽ bị đánh thuế theo những quy định và luật tương ứng.

Đối với các biện pháp phi thuế, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống cấp giấy phép cho hàng xuất – nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu do các ban thuộc Chính phủ cấp: Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước, MOFTEC và Vụ Xuất – nhập khẩu hàng điện tử và máy móc. Các công ty có quyền xuất – nhập khẩu (bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sẽ phải được các cơ quan này đồng ý trước khi xin giấy phép của MOFTEC, Văn phòng đại diện đặc biệt hoặc các chi nhánh ở địa phương của MOFTEC. Ngày 1.6.1997, Trung Quốc đã giảm số nhóm sản phẩm cần giấy phép nhập khẩu xuống còn 35 (xem phụ lục 3), đưa tổng số mặt hàng chịu thuế lên 374. Bên cạnh thuế nhập khẩu, Trung Quốc cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch quốc tế chung để kiểm soát lượng hàng nhập khẩu. Kết qủa, một số hàng nhập khẩu vào Trung Quốc vừa phải có giấy phép vừa chịu sự kiểm soát bằng hạn ngạch. Hàng nhập khẩu vào Trung Quốc được phân thành hai nhóm chính, nhóm sản phẩm máy móc và điện tử; nhóm hàng hoá chung (đó là các sản phẩm không phải là máy móc và điện tử). Có hai tầng lớp trong hệ thống quản lý hạn ngạch của Trung Quốc, đó là Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước có trách nhiệm về hạn ngạch nhập khẩu đối với nhóm hàng hoá chung và MOFTEC có trách nhiệm về hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm điện tử và máy móc cũng như hạn ngạch xuất khẩu. Trước đây, Trung Quốc thường áp đặt hệ thống hạn ngạch nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng hoá chung và 18 nhóm sản phẩm điện tử và máy móc. Nhưng hiện nay, số lượng hàng hoá chung đã giảm xuống còn 13 trong khi các sản phẩm điện tử và máy móc chỉ còn 15 (xem phụ lục 4). Để nâng cao thêm sức mạnh kiểm soát vĩ mô đối với các hàng hoá quan trọng, giám sát việc nhập khẩu với số lượng lớn các hàn hoá nhạy cảm và các nguyên liệu được chọn lựa, Uỷ ban Kế hoạch phát triển Nhà nước đã đưa ra hệ thống đăng ký nhập khẩu tự nguyện đối với 14 nhóm hàng hoá. Các nhóm hàng hoá đó là ngũ cốc, dầu thực vật, rượu, dầu thô, amiăng, các vật liệu bằng plasitc, cao su nhân tạo, vải bằng sợi nhân tạo, thanh sắt, kim loại sắt và kim loại màu (đồng và nhôm). Để nhập khẩu 14 nhóm hàng hoá này, nhà nhập khẩu phải điền vào Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu hàng hoá đặc biệt. Khi nhà nhập khẩu trình Giấy chứng nhận này, hải quan sẽ kiểm tra và cho giải phóng hàng.

Trước đây, hoạt động xuất – nhập khẩu của Trung Quốc được thực hiện theo kế hoạch quốc gia. Tuy nhiên, hiên nay thị phần thương mại của khu vực lập kế hoạch chung trong tổng thương mại của Trung Quốc đã giảm đi đáng kể. Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì việc kiểm soát đối với việc nhập khẩu với số lượng lớn các nguyên liệu nhạy cảm về giá có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước và cuộc sống của nhân dân và thường bị độc quyền trên thị trường quốc tế. Các hàng hoá thuộc danh sách này có thể do các FTC được Nhà nước đồng ý nhập khẩu và các doanh nghiệp muốn nhập khẩu các hàng hoá này có thể chỉ định các FTC làm đại lý của mình. Các hàng hoá không thuộc danh sách này được các doanh nghiệp có quyền xuất – nhập khẩu xử lý trong phạm vi kinh doanh của họ. Danh sách các hàng hoá chịu sự kiểm soát nhập khẩu bao gồm 13 mặt hàng: lúa mỳ, dầu thô, các sản phẩm lọc dầu, phân bón hoá học, cao su, dầu thô, sắt, gỗ dán, len, bông, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, đường và dầu thực vật. Ngoài ra, năm nhóm nguyên liệu có thể được tái sinh – sắt, đồng, nhôm, giấy, plastic phế liệu – có thể được phép nhập khẩu nếu được đồng ý.

Theo nguyên tắc, tất cả các hàng hoá xuất – nhập khẩu đều bị kiểm tra. Văn phòng Kiểm tra hàng hoá Trung Quốc (CCIB) sẽ kiểm tra theo uỷ thác của một số sản phẩm. Các tiêu chuẩn về kiểm tra sẽ được xác định trong hợp đồng bán, bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, trọng lượng, số lượng, các phương pháp đóng gói và kiểm tra. Những tiêu chuẩn như vậy không được thấp hơn các tiêu chuẩn quốc gia tương đương của Trung Quốc. Từ 1.10.1996, Trung Quốc áp dụng việc kiểm tra mức độ an toàn theo lệnh đối với 20 nhóm hàng hoá nhập khẩu. Những nhóm hàng hoá không có xếp loại an toàn của CCIB sẽ không được nhập khẩu vào nước này. Hiện có 47 nhóm hàng hoá phải chịu kiểm tra an toàn. Các “Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp” của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 25.2.1997. Theo các quy định này, Trung Quốc có thể bắt đầu các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ sản phẩm nào được nhập khẩu ở mức giá thấp hơn giá trị bình thường của sản phẩm, trực tiếp có hại cho một ngành của Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự. Một khi đã có bằng chứng đầy đủ về bán phá giá, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm việc áp đặt các cước và thuế chống bán phá giá có thể được thực hiện. Bắt đầu từ ngày 1.1.1994, Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống giải quyết việc trao đổi ngoại tệ mới thay thế cho hệ thống ấn định tỷ giá hối đoái đã được sử dụng trong nhiều năm trước đó. Theo hệ thống mới này, một doanh nghiệp có thể bán khoản kiếm được bằng ngoại hối ở tỷ giá hiện hành cho ngân hàng để đổi lấy nhân dân tệ. Và khi doanh nghiệp cần ngoại hối, doanh nghiệp có thể chuyển nhân dân tệ sang ngoại hối ở ngân hàng nếu trình các tài liệu có hiệu lực. Việc cải cách hệ thống ngoại hối vào năm 1994 đã giúp hình thành nên thị trường ngoại hối liên ngân hàng quốc gia, đặt nền tằng cho việc chuyển đổi dần dần đồng nhân dân tệ. Hiện tại, các doanh nghiệp sẽ phải bán khoản kiếm được bằng ngoại hối cho ngân hàng mà được trao quyền sử dụng ngoại hối, hoặc các tài khoản mở đặc biệt được sử dụng để giải quyết và thanh toán ngoại hối với các ngân hàng này. Thông qua việc trình các tài liệu thương mại và giấy chứng nhận có hiệu lực, doanh nghiệp có thể mua ngoại hố từ các ngân hàng có thẩm quyền. Những quy định này được đề ra nhằm thực hiện từng bước việc chuyển đổi tiền tệ tự do của tài khoản vãng lai, giảm bớt nhiều việc kiểm soát đối với những giao dịch ngoại hối có liên quan đến thương mại quan trọng cũng đã tuyên bố rằng sẽ tuân thủ theo các điểu khoản của Điều 8 trong Hiệp định của Quỹ Tiền tệ quốc tế bắt đầu từ ngày 1.12.1996 trong cam kết thực hiện việc chuyển đổi tự do đồng nhân dân tệ của tài khoản vãng lai. Cùng với chính sách của Nhà nước dần dần nới lỏng kiểm soát ngoại hối, Trung Quốc đã tuyên bố kể từ tháng 10.1997, tất cả các doanh nghiệp trong nước đạt được những yêu cầu đã đề ra có thể được đồng ý giữ một phần ngoại hối của họ, lượng tối đa có thể lên đến 15% giá trị xuất – nhập khẩu hàng năm của họ. Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện những gia dịch ngoại hối của họ trong thị trường ngoại hối liên ngân hàng quốc gia qua các ngân hàng được chỉ định. Ngoài ra, hệ thống đường dây liên kết kiểm tra việc khai báo xuất – nhập khẩu quốc gia đã hoạt động kể từ ngày 1.1.1999 nhằm cố gắng ngăn chặn những hoạt động sử dụng các tờ khai giả để rút ngoại hối. Trong việc sử dung hệ thống này, hải quan, ngân hàng và các cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc được liên kết với nhau và có thể kiểm tra chéo các dữ liệu xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại qua hệ thống máy tính.

Trước đây, Trung Quốc phân bổ ngoại hối dưới các hình thức hành chính, có nghĩa là ngoại hối được phân bổ cho các doanh nghiệp được chỉ định ở tỷ giá chính thức để thanh toán hàng nhập khẩu. Hiện tại, Trung Quốc chủ yếu thực hiện các biện pháp pháp luật và kinh tế để duy trì cán cân thanh toán quốc tế, chỉ áp đặt kiểm soát bằng hạn ngạch chung cho một số ít nhóm sản phẩm hàng nhập khẩu với số lượng lớn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước và cuộc sống của nhân dân. Chính phủ cũng điều chỉnh thuế để phù hợp với chính sách công nghiệp, khuyến khích và hạn chế việc nhập khẩu công nghệ và các thiết bị liên quan đến năng lượng và vận tải, các công nghệ mới và các thiết bị, bộ phận và phần đi kèm quan trọng có liên quan; công nghệ và các thiết bị nông nghiệp đang được khuyến khích và được điều tiết bằng các biện pháp kiểm soát tín dụng do Ngân hàng Xuất – nhập khẩu của Trung Quốc thực hiện. Nhìn chung Trung Quốc không khuyến khích việc nhập khẩu các hàng hoá tiêu dùng xa xỉ. Một số máy móc và thiết bị lớn có thể được nhập khẩu theo những thông lệ quốc tế chung



Theo laocai.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường