Thực tế là mức thuế trung bình của hầu hết các nước đã giảm hoặc giữ nguyên. Các mức thuế điều chỉnh không áp dụng đối với các công ty đã có thoả thuận ngoài toà án với Liên minh tôm Miền Nam của Mỹ (SSA).
Vấn đề quan trọng hơn ở đây không phải là việc đánh giá hành chính mà là những quyết định được đưa ra tại WTO, trong đó Ấn Độ và Thái Lan đang kiện Mỹ, sau khi Êcuađo đã thắng kiện. Hiện WTO đang giữ phán quyết “Đưa về 0” là phi pháp, theo phương pháp này các mức thuế tôm được tính toán không đúng thực tế. Theo kết quả dự đoán của nhiều nhà quan sát trong ngành, các mức thuế trong tương lai sẽ bị chất vấn theo các nguyên tắc của WTO, điều này đã xuất hiện trong vụ kiện của Êcuađo.
2 công ty Việt Hải và Grobest được hưởng thuế suất 0%, còn 6 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khác, là bị đơn xem xét hành chính lần 1 vụ kiện tôm Việt Nam tại Mỹ, vẫn giữ nguyên mức thuế phá giá cũ.
Đây là kết quả xem xét hành chính (review) lần 1 vừa được Ủy ban Thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xác nhận thông tin chiều 18/9.
Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, Grobest là bị đơn tự nguyện mới, còn Việt Hải nằm trong danh sách bị đơn bắt buộc của DOC có mức thuế bán phá giá ban đầu là 4,57%. 6 doanh nghiệp bị đơn còn lại có mức thuế suất phá giá bình quân 25,76%.