Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tiềm năng và vị thế của ngành điều trên thị trường thế giới
27 | 09 | 2007
Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, tiêu thụ các sản phẩm điều tại thị trường trong nước hiện đã tăng hơn 3 lần so với hơn 10 năm trở về trước, trong đó tăng mạnh ở các sản phẩm như: nhân điều chế biến thành thực phẩm ăn liền, dầu vỏ hạt điều, chất đốt và gỗ điều...
Dự báo, đến năm 2010, tổng nhu cầu tiêu thụ nhân điều ăn liền trong nước ước đạt 4.000-5.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ nhân điều toàn cầu ước khoảng 409.000 tấn. Cũng theo Bộ NN & PTNT, tốc độ tăng về sản lượng buôn bán nhân điều sẽ đạt bình quân 5,7%/năm, giá nhân điều xuất khẩu dự kiến đạt mức 4.621 USD/T.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều nước ta so với các nước cũng cho thấy, Việt Nam hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh về các sản phẩm điều xuất khẩu. Cụ thể, năng suất bình quân trồng điều ở Việt Nam đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ; giá thành một tấn hạt điều Việt Nam là 247 USD/T, trong khi của Ấn Độ là 544 USD/T và Brazil là 288 USD/T; trong năm 2005, xuất khẩu nhân điều đã chiếm 54% sản lượng toàn thế giới; nhiều doanh nghiệp chế biến điều của nước ta có công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được uy tín với khách hàng ở các thị trường tiêu thụ lớn. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp trong lĩnh vực điều, thuộc Đề án KC 06-04 NN, khi phân tích, hệ số cạnh tranh nội sinh DRC của nhân điều xuất khẩu Việt Nam cho giá trị là 0,379. Đây là chỉ số được đánh giá là có mức cạnh tranh cao, bởi hệ số này ở các nước trên thế giới chỉ là 0,2 (số liệu năm 2000).
Với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ hạt điều đầy tiềm năng nêu trên, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã đề ra phương án điều chỉnh quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành điều Việt Nam theo hướng ưu tiên phát triển ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng thấp ở 3 tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai. Mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích điều thu hoạch phải đạt 333.000 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, tổng sản lượng hạt điiều đạt 666.000 tấn (tăng 166.000 tấn so với năm 2010), tổng sản lượng nhân hạt điều đã qua chế biến là 195.000 tấn (trong đó xuất khẩu đạt 175.000 tấn)... Từ đó, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ điều đến năm 2020 lên 820-850 triệu USD/năm.
Hạt điều Việt Nam  chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc.., lượng điều xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2007 đạt 96 nghìn tấn,  với kim ngạch 399 triệu USD, tăng 22,34% về lượng và tăng 27,28% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu của ngành điều trong nước là xây dựng và phát triển bền vững, có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam, đồng thời duy trì ngôi vị xuất khẩu xứng đáng trên thị trường điều thế giới. 
 
Kim ngạch xuất khẩu hạt điều tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2007
Tên nước
Tháng 7
7 tháng
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Anh
1.196
5.409.387
4.541
20.385.390
Ả rập Xê út
 
 
117
452.830
Bỉ
 
 
127
566.990
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
74
365.693
525
2.116.572
Canada
546
2.342.990
2.902
11.982.973
Đài Loan
126
612.008
506
2.274.030
CHLB Đức
302
1.261.937
1.264
5.524.068
Hà Lan
2.521
10.636.845
11.592
48.525.700
Hồng Kông
59
295.581
286
1.372.740
Hy Lạp
16
75.993
174
839.385
Italia
48
213.850
508
1.318.480
Látvia
79
349.020
302
1.184.540
Lítva
16
60.550
159
608.300
Malaysia
32
154.000
232
965.870
Mỹ
5.501
23.456.263
26.144
111.513.863
Nauy
79
392.701
477
2.200.451
CH Nam Phi
64
231.400
286
1.134.684
Niu Zi Lân
114
480.875
743
3.018.150
Liên Bang Nga
587
2.522.935
2.739
11.385.768
Nhật Bản
79
339.149
348
1.487.492
 Ôxtrâylia
1.236
5.161.964
6.104
25.779.950
Phần Lan
32
144.200
79
242.620
Pháp
32
126.700
168
664.640
Philippine
117
293.016
281
605.749
Singapore
 
 
66
261.830
CH Síp
46
253.508
110
507.590
Tây Ban Nha
210
1.004.489
925
4.352.250
Thái Lan
156
667.672
1.037
4.322.587
Thổ Nhĩ Kỳ
16
75.249
67
225.203
Thụy Điển
 
 
73
325.480
Trung Quốc
2.154
7.743.562
13.793
50.258.080
Ucraina
32
110.019
434
1.227.485
Tổng
 
 
79.127
326.305.865


Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường