Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nhân và hàng hiệu
28 | 09 | 2007
Ở Việt Nam, sự "hướng ngoại" thay vì "hướng nội" - một trong những đức tính của doanh nhân - trong lĩnh vực thời trang không phải là không có vấn đề.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: "Doanh nhân cũng là một tầng lớp, mà mọi tầng lớp từ xưa tới nay đều có những phong cách, cách ứng xử, cách ăn mặc tùy theo môi trường và xã hội. Doanh nhân ngày nay với những mối giao tiếp rộng hơn lại càng cần thể hiện rõ giá trị của thời trang đối với môi trường công việc của mình".

thinkpad_x40_business_womandasua.jpg

Họ xài sang lắm!

Nhiều người biết chuyện ông Phó GĐ công ty TM Trần Gia, dúng chiếc bút Montblanc giá sơ sơ chỉ...1.500USD. Mỗi lần rửa bút, ông nhấc máy gọi điện đến công ty TNHH Kim Liên (23 Láng Hạ, Hà Nội) và công ty nay ngay lập tức cử một nhân viên xuống, chỉ để thực hiện dịch vụ hậu mãi đặc biệt này.

09bee5butdasua.jpg

Chiếc bút hàng hiệu Montblanc có giá 1.500 ngàn USD

Rồi từ đầu năm 2006, FPT Distribution chính thức tham gia thị trường bằng điện thoại quý tộc Vertu. Đây là một thương hiệu nổi tiếng thế giới chuyên cho ra đời những sản phẩm đắt tiền: Đồng hồ Veru giá bán (tham khảo) từ 5.000 USD - 42.000USD/chiếc, cấu thành từ khoảng 400 linh kiện khác nhau, là phương tiện để "thể hiện địa vị của thương hiệu, gián tiếp thể hiện đẳng cấp của người sử dụng", tạo "cảm giác hãnh diện, sang trọng, cá tính".

Nếu là người tiêu dùng bình thường, bạn có bỏ ra hàng chục ngàn đô-la để mua một chiếc điện thoại to đùng mà lại không có tính năng chụp hình? Vậy mà vẫn có những doanh nhân chịu chơi, mua nó để thể hiện đẳng cấp của mình.

Theo thống kê của Dunhill, một hãng phân phối các mặt hàng cao cấp tại thị trường Việt Nam, có đến hơn 90% khách hàng của hãng là doanh nhân.

Và còn, rất nhiều ví dụ cụ thể với đồng hồ Rolex, Cartier, túi xách Louis Vuitton, khăn Hermes, các phụ trang khác từ nhà Dunhill, Montblance. Thực tế cho thấy, nếu lớp doanh nhân thế hệ từ 6X trở về trước thể hiện cách ăn mặc hướng tới sự đĩnh đạc, sang trọng, quý phái, thì thế hệ 7X đã có sự thay đổi đột phá về cách ăn mặc. Họ chăm chút hơn từ chiếc áo sơ-mi đến những phụ trang đi kèm như cà vạt, ví.

Còn thế hệ 8X lại thể hiện rất rõ cá tính của mình trong các phục trang thoải mái nhưng có gu với quần jean, áo thun. Và họ có một điểm chung, đó là đều hướng tới hàng hiệu khi có điều kiện. Vì sao những món hàng hiệu ấy có gí trị mua trên trời, mà những người mua ở mặt đất vẫn khoan khoái chấp nhận?

Vị thế và tâm thế

donghodasua.jpg
Chiếc đồng hồ hàng hiệu với giá 350 USD

Việt Nam có khoảng 200.000 doanh nhân. Đây là sự thống kê chưa đầy đủ về mặt số liệu. Đó là chưa kể còn bao nhiêu người khác bị ảnh hưởng theo những doanh nhân kia về văn hóa giao tiếp, ứng xử và sinh hoạt. Nhưng có một điều chắc chắn, với từng ấy người trong xã hội với sự tác động qua lại sẽ tạo ra các khuynh hướng trong thời trang và là đối tượng khách hàng giàu tiềm năng trong sản xuất, phân phối và dịch vụ thời trang.

Vấn đề được đặt ra là: Sự tiêu dùng của họ có tương xứng với thu nhập hay chỉ là sự khoa trương? Sự thực cho thấy chính họ đã tạo ra một nhu cầu và đồng bộ với các nhu cầu khác của con người. Nếu một doanh nhân lái chiếc xe hơn trăm nghìn đô-la, thì tự nhiên anh ta sẽ có nhu cầu đeo chiếc đồng hồ khoảng 2.000USD, mang chiếc ví da 1.000USD hay mặc một chiếc áo sơ-mi giá bán chỉ vài "vé".

Đó là nhu cầu thể hiện vị thế trong xã hội và tâm thế trong chuyện kinh doanh. Họ đang tự mình chăm chút cho bản thân, cho cái thương hiệu mà họ đang vắt óc từng giờ để gia tăng giá trị. Như thế bản thân họ, mặc nhiên đã là một thứ tài sản quan trọng của thương hiệu và cũng cần được làm đẹp, được nâng cấp không ngừng.

Hình ảnh ngoài xã hội của doanh nhân thực sự cũng góp phần làm tăng thêm hay giảm đi uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Thời trang là một điều không thể thiếu được để xây dựng hình ảnh của một doanh nhân hiểu biết về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong cuộc sống, góp phần làm tăng thêm uy tín cũng như sự thành đạt cho doanh nghiệp. Chuỵện có lẽ chỉ còn lại một nỗi băn khoăn. Đó là các hàng hiệu mà doanh nhân hiện đang ưa chuộng lại chỉ là các nhãn hiệu của nước ngoài thôi ư?

Hàng hiệu Việt Nam?

Chương trình biểu diễn Thời trang cho doanh nhân đã từng được tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2004, do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức, thu hút khoảng 500 doanh nhân tham gia. Năm nay, chương trình này được tổ chức tại TP.HCM. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh một lớp người quan trọng và cần thiết trong xã hội.

Nhưng điều quan trọng nhất của cuộc trình diễn này là phải đưa ra cho được một triết lý riêng biệt về thời trang và sự khác biệt của các hãng sản xuất, phân phối và dịch vụ thời trang cho doanh nhân, đồng thời hướng tới các mục tiêu phát triển cho các công ty thời trang trong nước.

Chúng ta là người Việt, chúng ta mong muốn ủng hộ hàng Việt. Thế nhưng tại sao khi nói đến nhãn hiệu này, thương hiệu kia của nước ngoài, chúng ta thấy ngay sự tin tưởng và chúng vô hình chung ngay lập tức trở thành biểu tượng của sự thành đạt, bền vững, danh tiếng?

Thời trang Việt Nam đâu có thiếu các nhà thiết kế tài năng cũng như các sản phẩm tạo ra ấn tượng với người tiêu dùng. Điều chúng ta thiếu là chưa có sự đồng bộ phát triển trong thời trang giữa nhà sản xuất với công nghệ biểu diễn (nhà thiết kế - nhà tạo mẫu - người mẫu). và thị hiếu người tiêu dùng.

Đến bao giờ Việt Nam có được một thương hiệu lọt vào danh sách những nhãn hàng cao cấp được ưa chuộng bởi những doanh nhân sành điệu? Câu trả lời chắc chắn không chỉ tùy thuộc vào tôi hay các bạn!.



Theo tintuconline.vietnamnet.vn
Báo cáo phân tích thị trường