Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan bùng nổ thị trường cá ngừ, cá hồi và cá thu
17 | 10 | 2007
Thái Lan là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong mấy năm gần đây.

Mặc dù vụ bạo động ngày 19/9 năm ngoái có thể ảnh hưởng đến lòng tin của một số nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chính quyền mới không gây ảnh hưởng xấu đến ngành thủy sản. Tình hình kinh tế Thái Lan vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài và thị trường thủy sản vẫn có cơ hội phát triển...

NĂM 2001 - 2006 (tỷ Bạt)
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
2006
56,2
82,4
2005
55,0
77,6
2004
47,8
70,9
2003
43,3
72,7
2002
42,4
69,9
2001
40,2
89,8

Nhập khẩu cá thu vào Thái Lan tăng 300% trong 5 năm qua, nhập khẩu cá ngừ tăng 23% trong 2 năm và nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương tăng 580% trong 4 năm. Cơ hội để thị trường phát triển rất lớn, nhưng đã từng bị các tổ chức tiếp thị làm ngơ như: Hội đồng Xuất khẩu Thủy sản Na Uy, để ngỏ mảng thị trường này. Thị trường tiêu thụ cá thu và cá hồi Thái Lan đã bị Na Uy - nguồn cung cấp lớn nhất thế giới - bỏ qua.

Năm 2001, các nhà máy đồ hộp Thái Lan nhập khẩu cá hồi Thái Bình Dương trị giá 100 triệu bạt, để tái xuất với trị giá 300 triệu bạt. Năm 2006, nhập khẩu cá hồi Thái Bình Dương đạt khoảng 800 - 900 triệu bạt và xuất khẩu cá hồi đóng hộp đạt gần 2,3 tỷ bạt. Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 3 trên thế giới sau Na Uy và Trung Quốc. Phần lớn hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu qua chế biến và tái xuất.

Thị trường cá hồi tăng trưởng mạnh

Cá hồi chưa bao giờ là mặt hàng truyền thống ở Thái Lan, nhưng ngành nhà hàng vốn phát triển mạnh của nước này đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải nhập khẩu cá hồi, vì đa số các loài thủy sản trong nước không giống với các loài phổ biến đối với khách du lịch và cộng đồng người di cư khác. Năm 2002, nhập khẩu cá hồi Thái Bình Dương vào Thái Lan đạt 637 triệu bạt.

Nhưng nếu trừ phần nhập khẩu từ Hàn Quốc (62,7 triệu bạt) và Mỹ (163,6 triệu bạt), nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương năm 2002 đạt 405 triệu bạt. Năm ngoái kim ngạch nhập khẩu chính thức là 1,45 tỷ bạt và nếu trừ lượng nhập khẩu từ Mỹ, giá trị nhập khẩu sẽ giảm xuống 1,39 tỷ bạt.

Sự bùng nổ của cá hồi Đại Tây Dương xuất phát từ nguyên nhân bùng phát các nhà hàng ăn nhanh phục vụ các món ăn Nhật Bản, các siêu thị bán sushi và cá hồi nướng ăn liền. Cá hồi là một thành phần trong bánh pizza, một loại sản phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, với lượng nhập khẩu cá hồi tăng mạnh từ năm 2005 đến 2006, Chilê thực sự chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường đang tăng trưởng nhanh này.

NHẬP KHẨU CÁ HỒI ĐẠI TÂY DƯƠNG CỦA THÁI LAN (triệu Bạt)
Xuất xứ
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Canada
13,5
23,8
15,9
16,6
17,8
20,6
Chile
195,5
28,6
0,1
49,9
400,2
745,3
Faroe
23,6
-
-
-
-
14,6
Nhật Bản
44,0
12,8
34,8
39,3
52,7
103,4
Hàn Quốc
62,7
-
-
-
-
-
Na Uy
127,6
147,1
192,5
206,4
90,5
463,6
Mỹ
163,6
24,3
50,4
84,7
105
63,7
Tổng
637
250
298
405
675
1452

Nhập khẩu cá hồi Chilê tăng 1.500% về lượng từ năm 2004 đến 2006. Trong khi đó, nhập khẩu cá hồi Na Uy giảm từ 206 triệu bạt vào năm 2004 xuống chỉ còn 90 triệu bạt vào năm 2005, sau đó tăng lên 463 triệu bạt vào năm 2006, thấp hơn nhiều so với 745 triệu bạt nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương từ Chilê.

Chilê có lợi thế so với Na Uy và cá hồi Coho của họ được nhập khẩu vào Thái Lan làm nguyên liệu cho các nhà máy đồ hộp thuộc các tập đoàn thủy sản. Vì vậy, Thái Lan rất cần nhập khẩu cá hồi làm nguyên liệu đồ hộp và để bán lẻ cho các nhà hàng, khách sạn và thị trường phân phối.

Hơn nữa, sự bùng nổ nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương đã chứng tỏ tiềm năng phát triển của thủy sản nhập khẩu ở Thái Lan.

Cá ngừ chế biến và tái xuất

Ngành đồ hộp là một ngành phát triển ở Thái Lan. Đa số các hộ gia đình Thái Lan tiêu dùng cá ngừ và cá trích hộp thường xuyên, nhưng phần lớn sản lượng lại để xuất khẩu. Thị trường cá ngừ vì vậy rất ổn định và ít có cơ hội cho các công ty mới xuất hiện, nhưng nguồn cung cấp cá ngừ giảm và sự biến động của tiền tệ khiến các nhà máy đồ hộp phải tìm giải pháp thay thế.

Một số nhà máy đã giảm lệ thuộc vào cá ngừ và tăng cường vào cá trích và cá thu để phục vụ thị trường trong nước. Sản lượng cá trích của Marốc giảm gây thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy cá trích đóng hộp ở Châu Âu và các nhà xuất khẩu Thái Lan chắc chắn sẽ quan tâm đến các cơ hội mới về thị trường, nhưng họ cần nguyên liệu.

NHẬP KHẨU CÁ THU CỦA THÁI LAN (triệu Bạt)
Xuất xứ
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Canađa
-
17,0
37,2
45,5
33,8
33,4
T.Quốc
-
-
29,0
46,3
94,7
58,9
Đan Mạch
-
-
-
-
-
11,8
Anh
21,8
28,6
115,2
136,6
115,7
31,1
Inđônêxia
-
-
-
-
-
25,1
Airơlen
19,6
30,6
20,2
20,7
14,4
337,7
 
 
 
 
 
 
 
Ấn Độ
61,0
68,0
30,3
46,6
89,6
-
Nhật Bản
25,5
-
39,3
38,7
185,9
782,9
Malaixia
31,6
18,0
28,5
24,4
-
-
Hà Lan
23,0
-
-
24,4
-
-
Na Uy
477,0
433,0
301,8
202,0
116,7
78,5
Pakistan
18,0
-
-
54,7
179,1
811,5
Hàn Quốc
-
13,0
17,1
21,9
18,9
-
Đài Loan
-
-
-
11,7
54,6
30,4
Mỹ
-
-
14,8
53,7
54,5
30,4
Tổng
696
665
677
739
1012
2427

Cách đây mấy năm, cá hồi đóng hộp chủ yếu được sản xuất ở Mỹ, nhưng sau đó Thái Lan đã trở thành một nước nhập khẩu lớn cá hồi Thái Bình Dương, chuyên đóng hộp và tái xuất. Điều này chứng tỏ nhu cầu cần nguyên liệu thay thế, vì nguồn cung cấp cá ngừ ngày càng giảm do trữ lượng cá tự nhiên đang cạn dần. Ngành đồ hộp Thái Lan có thể sẽ chuyển sang cá trích cơm và cá thu Đại Tây Dương và với chi phí lao động thấp, họ có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, rất ít công ty nước ngoài quan tâm đến cơ hội này.

Cá thu

Cá thu là một loài cá phổ biến ở Thái Lan và được phân thành các nhóm sản phẩm. Cá thu nhỏ “pla too” chiếm lĩnh thị trường cá giá rẻ được các đội tàu trong nước khai thác. Các nhà xuất khẩu các loài cá Scomber có thể muốn tăng giá trị nhập khẩu vào Thái Lan. Năm 2001, giá trị nhập khẩu đạt 696 triệu bạt và đến năm 2006 đạt 2.427 triệu bạt.

Giá trị nhập khẩu cá thu cao hơn nhiều so với nhập khẩu cá hồi. Nhu cầu cá thu của Thái Lan đang gia tăng, trong đó có cá thu Saba Nippon của Nhật. Trong hầu hết các năm qua, Nhật chỉ là nguồn cung cấp nhỏ cá thu cho Thái Lan, tuy nhiên, năm ngoái Nhật đã trở thành nước xuất khẩu chính nhờ sản lượng đánh bắt cao. Đối với lĩnh vực này, một lần nữa, đại gia trên thị trường cá thu là Na Uy lại bị mất thị phần.



Nguồn: thongtinthuongmaivietnam
Báo cáo phân tích thị trường