Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Gọi trên 61 tỷ USD vốn FDI trong 5 năm
18 | 10 | 2007
Đó là tổng vốn ước tính sơ bộ từ Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài của Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2010.
Vào cuối tháng 9/2007 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 với tổng số 163 dự án. Đây là những dự án quan trọng đã được chấp thuận về chủ trương đầu tư.

Theo danh sách công bố thì số vốn kêu gọi đầu tư nước ngoài tham gia các dự án trên ước tính ban đầu trên 61 tỷ USD (đây là con số mở vì trong Danh mục được công bố có nhiều dự án "kê khai" tổng vốn đầu tư).

Trong cơ cấu vốn gọi vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng “hút” trên 53 tỷ USD, du lịch - dịch vụ gọi hơn 7,8 tỷ USD, còn lại là số vốn cho lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản.

Tỷ lệ này phản ánh đúng số lượng dự án của từng lĩnh lĩnh vực trong Danh mục: công nghiệp - xây dựng: 109 dự án, du lịch - dịch vụ: 48 dự án, và nông - lâm nghiệp và thủy sản: 6 dự án.

Điều này cho thấy thu hút vốn đầu tư ưu tiên cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng khi Bộ Giao thông Vận tải có tới 47/163 dự án trong Danh mục, trong khi Bộ Công thương chỉ có 6 dự án. "Cơ sở hạ tầng là vấn đề nóng bỏng hiện nay, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn để giải quyết. Áp lực về cải thiện hạ tầng đã trở nên rõ ràng trong thời gian qua và Chính phủ mong muốn các nhà đầu tư sẽ tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này", Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Phan Hữu Thắng lý giải.

Trong Danh mục có những dự án kêu gọi vốn với quy mô từ 5 tỷ USD, như dự án Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa có công suất 7 - 9 triệu tấn/năm với vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD, dự án Nhà máy Lọc dầu số 3 tại Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đầu tư dự kiến 5 - 6 tỷ USD có công suất 10 - 12 triệu tấn dầu thô/năm, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) có công suất 8 - 10 triệu khách/năm với tổng vốn đầu tư dự kiến: 5 tỷ USD (giai đoạn 1). Tất cả các dự án nàu đều nằm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.

Tiếp đến là những dự án có quy mô đầu tư từ 2 tỷ USD là dự án Cảng tổng hợp Lạch Huyện (cảng cửa ngõ phía Bắc) tại Hải Phòng nhằm phục vụ tàu 30.000 - 50.000 tấn với công suất 30 triệu tấn/năm có vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ USD (giai đoạn 1 là 1,3 tỷ USD). Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hoà) dành cho tàu container 200.000 tấn với công suất 17 triệu TEU/năm có vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ USD (giai đoạn khởi động 200 triệu USD).

Hay Tổ hợp Hoá dầu phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ USD. Dự án xây dựng và kinh doanh khu vui chơi giải trí Đảo Tam Hải (Núi Thành, Quảng Nam) trên diện tích quy hoạch toàn đảo 600 ha với vốn đầu tư dự kiến 2 - 2,5 tỷ USD.

Ngoài ra còn có 10 dự án với quy mô vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, đơn cử là dự án Đường vành đai 3 Tp.HCM (Tp.HCM) dài 91 km với 6 làn xe có vốn đầu tư dự kiến 1,55 tỷ USD, dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi (Hà Nội) có chiều dài 28,8 km với vốn đầu tư dự kiến 1,618 tỷ USD (giai đoạn 1 là 1,13 tỷ USD USD)...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1988 tới tháng 9/2007, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt hơn 72,8 tỷ USD, với 8.058 dự án được cấp phép.

 


Theo vneconomy
Báo cáo phân tích thị trường