Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông nghiệp Trung Quốc hội nhập WTO
15 | 09 | 2007
Với sự gia tăng 14 triệu người/năm, chính phủ Trung quốc đang phải nỗ lực chăm lo chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia.

Với sự gia tăng 14 triệu người/năm, chính phủ Trung quốc đang phải nỗ lực chăm lo chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia. 

 

Nhiệm kỳ 2, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã đề ra chính sách tiếp tục đầu tư mạnh vào nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế nông thôn, nhằm gia tăng thu nhập của người dân, xây dựng cơ cấu nông nghiệp, tăng cường vốn cho các dự án cấp thoát nước sạch, trồng xen các loại cây bán nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp thành thị, phát triển định hướng thị trường chế xuất và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Con số và sự kiện

Hiện Trung quốc được đánh giá là Quốc gia có thị trường nông nghiệp tiềm năng, tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Đây cũng chính là một thị truờng nhập khẩu có ảnh huởng lớn đến sức mua trên toàn cầu về ngũ cốc và giao dịch ngoại thương. Dự tính niên vụ 2005-2006 Trung quốc sẽ nhập khẩu vào khoảng 23,5 triệu tấn ngũ cốc, chiếm 18% thị phần thế giới. Thống kê cho thấy, tỉ lệ tăng trưởng ngũ cốc hàng năm của Trung Quốc đạt 21%. Tuy nhiên mức cầu cũng gia tăng đến chóng mặt, lên đến con số 43% hàng năm.

Báo cáo của các chuyên gia kinh tế cho biết, thị phần ngành chăn nuôi của Trung quốc chiếm 11%; cung cấp khoảng 20% nhu cầu thị phần thế giới.

Nắm bắt được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp chế biến thịt đã đề ra những mục tiêu như phát triển về chăn nuôi gia súc trên diện rộng; tăng cường cải tiến công nghệ, kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu phát triển, tăng năng xuất các loại cây trồng; hoàn chỉnh hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành chăn nuôi gia súc tạo ra nhu cầu lớn cho thị trường đóng gói và chế biến bao bì thực phẩm. Hiện đại hoá nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi gia súc nói riêng phụ thuộc vào tốc độ cơ khí hoá và sự áp dụng hợp lý trang thiết bị, khoa học kỹ thuật. Đây là lĩnh vực được ưu tiên và cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cấp chính quyền Trung quốc.

WTO-Thời cơ và thách thức của nền nông nghiệp

Hội nhâp WTO ảnh hưởng lớn đến vận mệnh nền nông nghiệp quốc gia Trung Quốc. Không cần phải bàn thì dỡ bỏ hàng rào thuế quan là điều tất yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực giao thương nông sản. Diễn giải ra, chính là việc thay đổi về cơ chế giao thương, các hành xử thương mại và chính sách giá cả.

Trung Quốc cũng phải thực hiện những cam kết đã đưa ra trong vòng đàm phán suốt 13 năm để trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Những ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Trung Quốc là rất rõ ràng. Cụ thể là quyền lợi của nền thương mại tự do, đặc biệt Trung Quốc sẽ được giảm thuế khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước và hưởng các quyền lợi thành viên của Hiệp ước chung về thương mại và thuế quan- tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trung Quốc đương nhiên cũng được hưởng những ưu đãi với các thành viên trong WTO, chính điều này đã tạo cho Trung Quốc cơ hội thuận lợi để tiếp cận thị trường nông ngjhiệp thế giới. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình cải cách nông nghiệp và thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp trên tầm vĩ mô, vì vậy sẽ nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Trung Quốc cũng có điều kiện tốt hơn để bảo vệ những lợi ích thương mại của minh. Trung Quốc cũng có đủ tư cách tham gia vào các cơ quan, các tổ chức của WTO giải quyết những tranh chấp để bảo vệ thị trường và nền sản xuất nông nghiệp trong nước; tham gia đàm phán thương mại đa phương chống lại luật bảo hộ thương mại và các sản phẩm nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể luật đối xử không công bằng của các nước đối với nền nông nghiệp. Có thể dẫn ra ví dụ như như luật hạn chế các sản phẩm xuất khẩu không đánh thuế của Trung Quốc để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

Trung Quốc cũng có đủ tư cách tham gia đàm phán thương mại đa phương chống lại luật bảo hộ thương mại và các sản phẩm nông nghiệp. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới Trung Quốc cũng sẽ giảm đáng kể luật đối xử không công bằng của các nước đối với nền nông nghiệp của mình ví dụ như luật hạn chế các sản phẩm xuất khẩu không đánh thuế của Trung Quốc để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO giống như con dao hai lưỡi bởi nó cũng khiến nền nông nghiệp Trung Quốc phải mở cửa thị trường trong nước và xoá bỏ mọi loại thuế đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Do những chính sách bảo hộ sản phẩm nông sản nội địa của chính phủ không còn nữa nên Trung Quốc sẽ phải đối mặt vói các mặt hàng nông sản giá rẻ của nước ngoài.

Các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài ồ ạt tràn vào Trung Quốc sẽ đặt một sức ép lớn lên việc duy trì tỉ giá với đồng ngoại tệ, nguồn tài chính của các mặt hàng nhập khẩu. Gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng rộng lớn đến hầu hết các sản phẩm nông sản của Trung Quốc như: ngũ cốc, bông, dầuvv

Trong hội nghị bàn tròn tại Uruguay, một số thành viên của WTO như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu và Hoa Kị đã cam kết sẽ mở rộng thị trường hơn nữa và xoá bỏ chính sách bảo hộ đối với mặt hàng ngũ cốc đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà xuất khẩu ngũ cốc Trung Quốc. Xuất phát từ tình hình trên, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tăng cường đầu tư và nguồn cung cấp cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước. Giá lúa mì trên thị trường thế giới liên tục tăng buộc Trung Quốc – một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới phải cắt giảm lượng nhập khẩu và phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp trong nước.

Cũng tại hội nghị này, liên minh Châu Âu và những nhà cung cấp lúa mì dài hạn cho Trung Quốc đều cam kết sẽ cắt giảm trợ cấp chính phủ đối với nông dân trồng lúa mì, vì đây nguyên nhân chính khiến giá lúa mì xuất khẩu tăng. Trung Quốc sẽ phải đàm phán với các nước như: Australia, Argentina để tạo nguồn cung cấp lúa mì với mức giá thấp và ổn định

Trong khi nhu cầu của thị trường Trung Quốc về mặt hàng bông vải sợi là 5,52 triệu tấn mỗi năm Trong khuôn khổ hiệp định đạt được tại Hội nghị bàn tròn Uruguay, Trung Quốc có thể tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu cho bông vải sợi cũng tăng theo trong vài năm tới đây. Để bù đắp cho lượng thiếu hụt này Trung Quốc không còn cách nào khác là phải mở rộng thị trường nhập khẩu, chính điều này cũng sẽ khiến cho giá bông vải sợi trên thị trường thế giới tăng cao lại càng làm gia tăng thêm sức ép cho việc duy trì tỉ giá với đông ngoại tệ.

Thống kê cho thấy, các nhà sản xuất bông Trung Quốc chỉ đáp ứng được 4,25 triệu tấn mỗi năm.

Xét về mặt tích cực, giá bông sợi trên thị trường thế giới tăng cao sẽ thúc đẩy ngành sản xuất bông trong nước phát triển. Nếu chính sách bảo hộ của chính phủ bị xoá bỏ, ngành dệt len của Trung Quốc sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề do không đủ sức cạnh tranh với chất lượng và qui mô sản xuất của Australia. Sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu của mặt hàng đường vẫn tiếp tục là vấn đề nan giải trong thời gian dài. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường trong nước, Trung Quôc vẫn phải tiếp tục nhập khẩu một số lượng đường lớn của thị trường thế giới.

Vui mừng và âu lo, WTO đã đến cửa từng nhà, đã đến lúc những người nông dân hãy tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế nền nông nghiệp của nước mình trên thương trường quốc tế



Báo cáo phân tích thị trường