Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
2008 sẽ là năm của các tập đoàn tài chính?
03 | 01 | 2008
Ngành tài chính vốn là ngành thu hút được sự quan tâm lớn nhất của các NĐT trong và ngoài nước, không chỉ bởi mức lợi nhuận khổng lồ, mà còn là tính chi phối và mối liên hệ của nó tới tất cả các ngành và lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Năm 2007 là năm bùng nổ mạnh mẽ sự ra đời của các NH và CTCK cùng với sự phát triển của TTCK. Nhu cầu về CP ngành này luôn cao trong khi đó lượng hàng niêm yết trên các TTGD không nhiều, cộng với đặc điểm đây còn là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận cho nên CPNH, CTCK luôn được săn lùng trên thị trường OTC.

Thừa mà thiếu

TTCK "nóng", NĐT hân hoan lên sàn mua bán, mỗi ngày thu về 5-10% lợi nhuận, cũng là lúc người người mở CTCK, ngành ngành lập NH. Và hiện tại, con số CTCK được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động đã là 74 Cty, chưa kể còn rất nhiều bộ hồ sơ còn nằm trên bàn của UBCK.

Với số lượng tài khoản ước tính khoảng trên 300.000, trừ đi một số lượng lớn tài khoản là khách hàng của các "đại gia" như SSI, BVS, VCBS... thì miếng bánh thị phần cho các CTCK mới là khá nhỏ. 

Các NH mới cũng diễn ra bài toán tương tự với trên dưới 30 bộ hồ sơ nộp lên NHNN xin thành lập NHTM, chủ yếu là của các TCty và tập đoàn lớn, có uy tín và tiềm lực tài chính. Tất nhiên, các NH này khó có thể tranh giành miếng bánh thị phần tín dụng với các NH có lịch sử hoạt động lâu dài do hạn chế về vốn, mạng lưới khách hàng, trình độ công nghệ và tính chuyên nghiệp.

Số lượng tăng nhanh nhưng hầu hết các NH mới, CTCK mới vẫn thiếu định hướng rõ ràng, thiếu bản sắc riêng của mình. Dễ dàng thấy NH - CTCK ra đời với cùng một "bài" như nhau.

Trong khi đó, chi phí cho hoạt động một DN là rất lớn, đặc biệt là chi phí lương, nguồn thu cho DN chủ yếu là khoản đầu tư tài chính do chưa phát triển được các mảng hoạt động khác. Các NH, CTCK tìm mọi cách duy trì hoạt động của mình, chờ thị trường đi lên.

Những hệ quả đi kèm

Sở dĩ có sự bùng nổ các Cty hoạt động trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể là CK và NH là bởi 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, lợi nhuận và tiềm năng của lĩnh vực này là quá lớn, lợi nhuận mà các NH, CTCK thu về có thể coi là "siêu lợi nhuận" trên chi phí đã bỏ ra không đáng kể.

Thứ hai, cầu thị trường là rất mạnh, NĐT luôn muốn "chơi" những "hàng" từ những ngành thật sự chất lượng, có khả năng tăng trưởng cao, thậm chí cứ DN nào CPH mà dán mác NH, CK, chưa cần biết DN sẽ phát triển theo hướng nào, có hiệu quả hay không, đều được NĐT lùng mua bằng được với giá gấp vài chục lần mệnh giá.

Thị trường điều chỉnh dài và sâu như thời gian qua cũng có sự đóng góp từ khối NH, lượng vốn đầu tư vào CPNH kẹt lại trên OTC là khá lớn trong khi giao dịch của khối này đóng băng. Rất nhiều NHTMCP ngoài quốc doanh có dư nợ cho vay CK vượt mức cho phép nhiều lần và buộc phải có những động thái "siết" lại tỉ  lệ này theo những quy định của Chỉ thị 03.

Trong khi đó, việc cảnh cáo và xử lý những vi phạm nhập lệnh của các CTCK ngày càng nhiều, thời gian thực hiện khớp lệnh bị di dời hết lần này đến lần khác do các CTCK chưa đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ, vẫn còn nhiều nhầm lẫn. Phương thức giao dịch từ xa mà trung tâm bắt đầu áp dụng cũng mới chỉ được triển khai ở một số CTCK.

Rất nhiều CTCK chưa thực sự quan tâm đến chất lượng dịch vụ cũng như công nghệ của mình, gây khó khăn cho NĐT. Tất nhiên không phải không có những CTCK mới được NĐT đánh giá khá cao nhưng sự lựa chọn dường như vẫn còn rất ít? Đó là chưa kể đến chất lượng nhân sự tài chính có đủ trình độ và kinh nghiệm không đủ đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Xu hướng mới: Tập đoàn tài chính và mô hình NH đầu tư

Thời gian gần đây, chúng ta nói nhiều đến xu hướng hình thành các tập đoàn trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính đang manh nha hình thành. Tập đoàn tài chính luôn có sức chi phối rất lớn đến sức khoẻ của cả một nền kinh tế.

Việc bùng nổ các DN trong ngành tài chính không phải là một điều xấu, nó có tính hai mặt và là đặc điểm chung của các thị trường mới nổi.

Chúng ta đang có rất nhiều tập đoàn định hướng sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính hoặc đi theo mô hình NH đầu tư như SSI, Bảo Việt, VCB, BIDV. Quy luật cạnh tranh, đào thải, sáp nhập... là quy luật muôn đời của nền kinh tế thị trường.

Tất yếu sẽ dẫn đến xu thế các NH, CTCK, Cty tài chính lớn thâu tóm dần các "miếng bánh nhỏ" hoặc sẽ bắt tay với nhau để phân chia thị trường tài chính. Nguồn cung từ việc CPH các NHTM quốc doanh đang hứa hẹn sẽ rất dồi dào. Và liệu năm 2008 sẽ là năm của ngành tài chính?

 



Theo Laodong.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường