Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
John Brock - Ông vua mới của làng bia thế giới
27 | 02 | 2008
Với nhiều người, việc một tập đoàn bia của Bỉ trở thành hãng bia số 1 thế giới là một bất ngờ lớn. Đó là tập đoàn bia Interbrew mà người đứng đầu là Chủ tịch điều hành John Brock.

Trước khi trở thành hãng bia thứ nhất thế giới, Interbrew xếp thứ 3 trong danh sách các nhà sản xuất bia lớn nhất toàn cầu. Với việc sáp nhập thành công với tập đoàn bia số 5 thế giới Ambrev thì chỉ qua một đêm, Interbrew đã làm nổi danh nước Bỉ khi đẩy lùi đại gia bia Anheuser-Busch của Mỹ. Và nhà “kiến trúc sư” tài tình cho phi vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử làng bia thế giới không ai khác chính là John Brock.

Interbrew là tập đoàn bia có truyền thống rất lâu đời của Bỉ. Những lò nấu bia đầu tiên của Interbrew đã hình thành từ năm 1717, vào loại khá sớm ở châu Âu và thế giới hồi đó. Trải qua gần 300 năm phát triển, Interbrew đã lớn mạnh không ngừng với hơn 35.000 nhân viên làm việc.

Trước khi sáp nhập với Ambrev doanh thu của Interbrew trong năm là trên 7 tỉ Euro, lợi nhuận là 505 triệu Euro. Interbrew chỉ là tên của tập đoàn. Còn về tên loại bia thì không nhà sản xuất bia nào lại đang sản xuất và phân phối cùng một lúc nhiều thương hiệu bia nổi tiếng như Interbrew. Tại tất cả các thị trường bia quan trọng nhất trên thế giới, Interbrew có mặt dưới nhiều thương hiệu lừng danh như Becks, Diebels, Gilde Spaten, Loewenbraeu ở châu Âu hay Artois, Bas, Leffe và Hoegaarden ở Bắc Mỹ. Sản lượng bia của Interbrew đã tăng với tốc độ chóng mặt trong năm cuối của thế kỷ 20.

Nếu như năm 1990, Interbrew cho xuất xưởng được 18,4 triệu hécto lít bia thì đến năm 2003 con số này tăng trên 5 lần với 98,7 triệu hécto lít bia. Với nhiều người là bất ngờ khi Interbrew đã chiếm đoạt ngôi vua về bia của Tập đoàn Anheuser-Busch một cách nhanh chóng. Nhưng với John Brock thì hoàn toàn không phải thế. Ông đã có cả một chiến lược và lộ trình cụ thể để có được vị thế dẫn đầu trên thị trường. Từ năm 1995, Interbrew đã lần lượt mua tới 42 công ty bia lớn nhỏ khác nhau, trong đó có không ít công ty lớn và thậm chí có cả các tập đoàn đa quốc gia bị Interbrew mua gọn.

Phị vụ sáp nhập khổng lồ

Từ năm 1995, Interbrew đã lần lượt mua tới 42 công ty bia lớn nhỏ khác nhau, trong đó có không ít công ty lớn và thậm chí có cả các tập đoàn đa quốc gia bị Interbrew mua gọn.

Sau khi sáp nhập với Tập đoàn bia Ambrev của Braxin, ngay từ đầu năm 2004 Interbrew đã chính thức được thừa nhận là vị khổng lồ mới trong làng bia. Mỗi năm Interbrew sản xuất ra tới 190 triệu hecto lít bia. Cùng với giá trị chung của tập đoàn lên tới 19 tỉ Euro thì thị phần bia 14% trên toàn thế giới mà tập đoàn này đang có được là những con số khổng lồ mà đại gia bia hiện nay không thể sánh được.

Danh chính ngôn thuận thì đây là một phi vụ sáp nhập giữa hai tập đoàn đa quốc gia. Nhưng về bản chất thì Interbrew đã mua lại Ambrev. Tên tập đoàn vẫn là Interbrew, hội sở chính của tập đoàn vẫn đặt tại Leuven, thủ đô bia của Bỉ. Và ông Chủ tịch Tập đoàn vẫn là John Brock của Interbrew.
Ông đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ và được coi là lớn nhất trong lĩnh vực bia. Chính xác là John Brock đã phải bỏ ra tới 9,2 tỉ Euro, xấp xỉ gần bằng con số 9,5 tỉ Euro doanh số của cả Tập đoàn Interbrew sau khi sáp nhập với Ambrev.

Để có được nguồn tài chính thực hiện phi vụ sáp nhập có một không hai trong lich sử làng bia thế giới, ông Chủ tịch John Brock đã phải dầy công đàm phán và nghiên cứu để tìm ra giải pháp phù hợp.

Không ai có thể có sẵn và bỏ ra một lúc cả một núi tiền hơn chục tỉ USD để thực hiện hợp đồng mua bán khổng lồ đó. Nhưng cuối cùng John Brock đã tìm ra giải pháp và phương thức tài chính thích hợp để đàm phán thành công. Thông qua việc trao đổi cổ phiếu và mua lại nợ mà Ambrev đang chịu trách nhiệm, John Brock đã thoả thuận để Interbrew có được Ambrev. Tuy lúc đó Ambrev đang là tập đoàn bia có thị phần thứ 5 trên thế giới nhưng ở châu Âu không mấy người đã biết về tập đoàn này. John Brock trước đó đã dầy công thăm dò và tìm hiểu về đối tác của mình.

Ambrev là tập đoàn sản xuất bia của Braxin và đang có thị phần lớn nhất tại khu vực Nam Mỹ. Bản thân Ambrev cũng là tập đoàn mới phình to đáng kể sau khi năm 1999 sáp nhập được hai hãng bia lớn nhất của Nam Mỹ là Brahma và Anarctica. Với tham vọng bành trướng trên toàn cầu, John Brock đã tính toán về việc phải mua được Ambrev. Và ông đã thành công một cách khá mỹ mãn.

Như thế trong tay John Brock, ông lại có thêm một loạt thương hiệu bia danh giá khác như Brahma, Skol, Bohemia. Đặc biệt tính về số lượng bia tiêu thụ được cho từng thương hiệu thì loại bia Skol hiện chỉ chịu đứng hàng thứ hai trên thế giới sau bia “Budweiser” của Mỹ.

Nhà thương thuyết lắm mưu nhiều mẹo

John Brock có một biệt tài mà các đối tác rất ghen tỵ và khâm phục. Đó là việc ông có thể kiên trì đàm phán dai dẳng với đối tác nhưng vẫn đạt được mục tiêu đàm phán của mình.

Là chủ tịch ban điều hành một tập đoàn bia của Bỉ nhưng John Brock lại không phải là công dân nước này. Ông là một người Anh, năm nay 54 tuổi. John Brock được đào tạo bài bản và trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp. Đồng thời ông cũng chứng tỏ khả năng thích hợp với nhiều môi trường kinh doanh quốc tế khác nhau. Sau khi tốt nghiệp đại học, John Brock bắt đầu có những kinh nghiệm bán hàng và quản lý kinh doanh đầu tiên tại tập đoàn hàng tiêu dùng Mỹ là Procter & Gamble.

Từ đó, John Brock gắn bó luôn với công nghiệp thực phẩm và giải khát. Năm 1983, khi mới ngoài 30 tuổi, John Brock đã lần lượt được thử thách và tích luỹ kinh nghiệm quản lí ở nhiều vị trí chủ chốt của tập đoàn thực phẩm và nước giải khát của Anh là Cadbury Schweppes. John Brock đang là giám đốc điều hành của hãng này trước khi chuyển sang tập đoàn sản xuất bia Interbrew của Bỉ.

Chính trong thời gian này, John Brock đã được giới đầu tư và doanh nhân trong ngành thực phẩm biết đến nhiều với tư cách là một nhà quản lý sành sỏi với nhiều mưu mẹo. Đặc biệt điều này lại càng rõ hơn khi John Brock thực hiện đàm phán thương thuyết các hợp đồng kinh tế. John Brock rất được thán phục khi ông tài tình đàm phán thành công việc Cadbury Schweppes mua lại hai thương hiệu nước giải khát là Seven Up và Orangina. Chỉ riêng với sự kiện này thôi, John Brock đã xứng đáng được bình chọn là nhà quản lý xuất sắc nhất ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Thoạt nhìn bề ngoài, John Brock không có vẻ gì của phong cách “phớt ăng lê” của những người Anh chính hiệu. Trái lại, mới tiếp xúc người ta thấy ông đầu hói John Brock là một người rất lịch sự. Nhưng hình như lại hơi lịch sự quá nên nhiều người cảm thấy khó gần ông. Cũng có thể là tiếng đồn về một nhà quản lý nhiều mưu lắm mẹo này làm người ta luôn phải đề phòng.

John Brock có một biệt tài mà các đối tác rất ghen tỵ và khâm phục. Đó là việc ông có thể kiên trì đàm phán dai dẳng với đối tác nhưng vẫn đạt được mục tiêu đàm phán của mình. Chỉ đến cuối cùng, lúc không ai nghĩ đến thì John Brock mới tung ra đòn quyết định và bộc lộ mục tiêu thật sự của mình. John Brock có nhiều chiến thuật, nhiều “bài” để lái được đối tác đàm phán theo ý mình muốn. John Brock được coi là lắm mưu mẹo khi ông có những “độc chiêu” tung hoả mù để đánh lạc hướng suy nghĩ của các đối tác.

Không ít lần, John Brock đã khéo léo đưa thông tin trên báo chí, công luận để làm việc này. Và bản chất John Brock vẫn đang theo đuổi chiến lược thâu tóm các công ty để có được thị phần lớn. Thế nhưng, ông lại hay nói điều ngược lại trên báo chí. Nói cách khác, John Brock rất khéo đưa tin “tung hoả mù”.

Với tham vọng bành trướng trên toàn cầu, John Brock đã tính toán về việc phải mua được Ambrev. Và ông đã thành công một cách khá mỹ mãn.

Chẳng hạn, John Brock không ít lần chỉ trích người tiền nhiệm của mình, ông Powell, chủ tịch cũ của Interbrew, là đã mua lại qua nhiều các công ty để đến lượt ông phải là người “dọn dẹp”. Ông tuyên bố sẽ chỉ chấn chỉnh chứ không mở rộng tập đoàn. Dư luận và không ít đối tác, đối thủ tin vào điều đó nên đã bị bất ngờ khi John Brock làm điều ngược lại. John Brock cũng là người quyết tâm và mãnh mẽ. Khi êkíp cũ không hợp “gu” với mình John Brock đã thẳng tay sa thải toàn bộ.

Từng có không ít người nói phải luôn cảnh giác với những lời tuyên bố của John Brock mà chỉ nên xem những gì ông làm. Quả thật, John Brock tham vọng vô cùng. Ông chỉ trích người tiền nhiệm đã sáp nhập quá bừa bãi các công ty vào Interbrew nhưng thực chất, bản thân ông còn hăng hái hơn thế. Và John Brock khi mua lại được Ambev thì đã tự tin tuyên bố rằng đây là phi vụ hợp lí tại một thời điểm đúng và giá cả đúng đắn nhất. Ambev là tập đoàn bia rất có uy tín và đang dẫn đầu về thị phần tại Nam Mỹ. Vì vậy ông quyết định trước hết vẫn để hai cổ phiếu đồng thời niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này đã giúp ổn định tâm lí các nhà đầu tư không bị sốc khi đột ngột biết tin về sự sáp nhập của hai tập đoàn này.

Mặc dù các thủ tục của phi vụ mua lại Ambev chưa hoàn tất xong nhưng người ta đã thấy Chủ tịch John Brock - ông vua bia thế giới - đã lại tiếp tục có những tính toán chiến lược để củng cố, phát triển và tiếp tục sự hiện diện các thương hiệu bia của Tập đoàn Interbrew trên toàn thế giới. Điều mà John Brock có lẽ tự hào và mãn nguyện nhất là ông đã đặt được một chân rất chắc chắn vào thị trường Đức và Trung Âu, một thị trường bia truyền thống quan trọng bậc nhất.

John Brock từng hùng hồn tuyên bố sẽ khai thác tất cả các thế mạnh của Ambev và sẽ đẩy sản lượng bia của cả tập đoàn mới trong năm nay từ 190 triệu héctolít bia lên 215 triệu hécto lít. Xa hơn nữa, John Brock còn đưa ra dự tính tăng đáng kể kết quả kinh doanh và trả thêm 9% cổ tức cho mỗi cổ phiếu.

Các nhà phân tích, dù thận trọng với những tuyên bố của ông vua bia mới lên ngôi, cũng phải thừa nhận một triển vọng xán lạn của Tập đoàn Interbrew. Sau khi sáp nhập, Tập đoàn này sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển hai thị trường tiềm năng còn rất lớn là thị trường Trung - Nam Mỹ và thị trường châu Á.

Theo tính toán của các chuyên gia, những lợi thế về qui mô sau khi sáp nhập với Ambev sẽ giúp Interbreww có thể tiết kiệm tới 280 triệu Euro trong việc mua hàng, quản lý và phát triển màng lưới phân phối.



Nguồn: www.ceovn.com
Báo cáo phân tích thị trường