Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tháng 01/2008 đạt trên 100 triệu USD
12 | 03 | 2008
Tại thị trường trong nước, từ đầu năm 2008 đến nay, nguồn nguyên liệu gỗ nhất là các loại đồ gỗ chế biến đồ gỗ nội thất như tràm, cao su vẫn thiếu hụt nên giá cả có khuynh hướng tăng mạnh. Giá gỗ tràm từ các rừng trồng loại có đường kính từ 20 cm trở lên đã tăng lên 1,7-2 tiệu đồng/m3, tăng 400.000 đồng so với cách đây 1 năm. Gỗ cao su trong nước hiện chỉ cung ứng khoảng 180.000 m3 tương đương 6.000 ha vườn cây thanh lý. Nhiều doanh nghiệp đã ký được các hợp đồng lớn, dài hạn về xuất khẩu hàng nội thất làm từ 2 loại gỗ này. Do nhu cầu gỗ nguyên liệu lớn nên ngay từ tháng đầu của năm 2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại đã tăng đáng kể.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 1/2008 đạt khoảng 108 triệu USD, tăng 27% so với tháng 12/2007 và tăng 40% so với tháng 1/2007. Đây là sự khởi đầu tốt đẹp của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng mạnh cho thấy nhu cầu gỗ nguyên liệu cho sản xuất tiếp tục tăng. Dự báo, các tháng tiếp theo nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại sẽ tiếp tục tăng.

Trong tháng 1/2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Maláyia tăng mạnh đạt 16,1 triệu USD, tăng 96% so với tháng 12/2007 và tăng 42,76% so với tháng 1/2007. Các chủng loại gỗ chính nhập khẩu từ Malaysia trong tháng là ván MDF, gỗ tạp, ván PB, gỗ chò, gỗ keo….

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Lào trong tháng 1/2008 cũng tăng mạnh, đạt 13,5 triệu USD, bằng 4 lần kim ngạch tháng 12 và gần 3 lần so với kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2007. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Lào tăng mạnh là do lượng gỗ dáng hương và hương tía được nhập khẩu về nhiều. Nhập khẩu gỗ trắc và gỗ gõ cũng tăng mạnh.

Trung Quốc là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn thứ 3 trong tháng với kim ngạch đạt 12,2 triệu USD, tăng 27% so với tháng 12/07 và tăng 38% so với tháng 1/2007. Phần lớn gỗ nguyên liệu nhập từ Trung Quốc vẫn là ván nhân tạo và kim ngạch nhập khẩu ván nhân tạo từ thị trường này vẫn tiếp tục tăng…




Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường