Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Ai Cập - Thị trường mới cho hàng cá tra Việt Nam
26 | 04 | 2008
Để sản phẩm cá đông lạnh của Việt Nam có thể xâm nhập thị trường Ai Cập, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới các hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm với các nhà nhập khẩu Ai Cập...
Ai Cập - miền đất của nền văn minh huyền bí bên dòng sông Nin màu mỡ, có diện tích 1.001.450 km2, nhưng trong đó, diện tích sinh sống và canh tác chỉ chiếm gần 90.000 km2, còn lại là sa mạc và hoang mạc.Ai Cập, tuy có số dân gần bằng VN (khoảng 80 triệu người) nhưng sản lượng thủy sản của nước này rất thấp, khoảng 760.000 tấn/năm, bao gồm khai thác từ Ðịa Trung Hải và Biển Ðỏ, các hồ nước ngọt, sông Nin và nuôi trồng. Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản đang có xu hướng giảm do nguồn lợi suy giảm và các vùng nuôi cá nước ngọt bị ô nhiễm.Ai Cập áp dụng mức thuế NK 5% đối với thủy sản đông lạnh, là mức thấp trong biểu thuế NK. Việc kiểm tra chất lượng thủy sản NK được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với tiêu chuẩn cho tiêu dùng của con người; không chứa chất bảo quản, hóa chất, vi khuẩn độc hại, chất phóng xạ, phân bón và thuốc trừ sâu; được đánh bắt bằng lưới đánh cá, không dùng chất nổ; phải được giữ ở nhiệt độ dưới -180C kể từ ngày chế biến đến ngày giao hàng; cá không bị tổn thương trên da, có màu sắc thích hợp và không có máu. Nhu cầu tiêu thụ cá của Ai Cập những năm gần đây khoảng 1 triệu tấn/năm, trong đó NK khoảng 250.000 tấn, trị giá khoảng 200 triệu USD. Các loại cá NK chủ yếu gồm: cá thu (150.000 tấn), cá sacđin (30.000 tấn), cá trích (30.000 tấn), cá ôtme bạc (20.000 tấn), cá tuyết bạc (10.000 tấn). Các nước đang là nhà cung cấp cá đông lạnh chính cho Ai Cập gồm Hà Lan (50%), Anh (20%), Đức (20%), Hoa Kỳ (5%), Nauy (2%), Ma rốc (2%) và các nước khác (1%). Hà Lan chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Ai Cập do cá của nước này được làm đông lạnh trên biển ngay sau khi đánh bắt, nên chất lượng được đảm bảo, giảm nguy cơ hàng bị trả lại. Riêng các công ty của Anh và Đức lại chấp nhận rủi ro là chịu mọi trách nhiệm nếu hàng bị trả lại.Khảo sát tại siêu thị Carrefour ở Cairô cho thấy philê cá tra của VN được bán với giá 6,3 USD/kg, tôm sú thịt, chín giá 5,6 USD/0,5 kg và một số sản phẩm tôm khác. Trừ philê cá tra ghi rõ nhà sản xuất là công ty Thuận Hưng, còn các sản phẩm tôm, mực và hải sản khác chỉ ghi là sản phẩm của VN. Ðiều đáng nói là các sản phẩm này lại được NK vào Ai Cập thông qua một công ty của Ôxtrâylia.Dự báo nhu cầu NK của Ai Cập sẽ tăng 10% mỗi năm trong vòng 5 năm tới do dân số tăng, các nhà máy chế biến cá hộp tiếp tục được xây dựng và lượng khách du lịch nước ngoài đến Ai Cập tăng nhanh. Năm 2006, XKTS của VN sang Ai Cập mới đạt 4,4 triệu USD, trong đó XK philê cá tra gần 3,2 triệu USD (72% tổng giá trị) và tôm 0,9 triệu USD (20%), còn lại là các mặt hàng như cá đông lạnh, cá ngừ, chả giò và hải sản chế biến, mực và bạch tuộc. Năm 2007, XKTS sang thị trường này tăng đột ngột tới 4,7 lần, trong đó XK philê cá tra đạt gần 17 triệu USD (gần 83%) và XK tôm đạt 2,2 triệu USD (11%). Nhiều DN cho biết, từ trước đến nay họ ít để ý đến thị trường này vì còn bận khai phá những thị trường lớn và đã quen thuộc như Mỹ, EU, Nhật Bản... Nhưng vài năm gần đây, khi cạnh tranh giữa các DN với nhau và với các đối thủ nước ngoài diễn ra gay gắt thì những thị trường ít xảy ra “đụng độ” như vậy mới bắt đầu được quan tâm.Để sản phẩm cá đông lạnh của Việt Nam có thể xâm nhập thị trường Ai Cập, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới các hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm với các nhà nhập khẩu Ai Cập. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ các quy định về yêu cầu kiểm tra chất lượng để giảm thiểu khả năng hàng bị trả lại.
Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Các Tin Khác
Xuất khẩu cá đông lạnh tăng mạnh
25 | 04 | 2008
ĐBSCL: Cá chình bông cẩm thạch liên tục tăng giá
25 | 04 | 2008
Xuất khẩu cá tra: Để không là chuyện may rủi
23 | 04 | 2008
Ngành Thủy sản Bến Tre lao đao vì "bão" giá
22 | 04 | 2008
Cá tra ’sần mình’ vì… lạm phát
22 | 04 | 2008
Đồng bằng sông Cửu Long: Con tôm chờ nhà khoa học
21 | 04 | 2008
Quý I/2008: Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam ước đạt 26 triệu USD
20 | 04 | 2008
Giá cá tra tăng mạnh, thiếu nguyên liệu ảo?
19 | 04 | 2008
Tình hình xuất khẩu thuỷ, hải sản sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tuần đầu tháng 4/2008
18 | 04 | 2008
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU tăng trưởng tốt
18 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
Ai Cập sớm nhập cá tra Việt Nam
4/1/2009 12:00:00 AM
Ai Cập khôi phục việc cấp chứng nhận cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
4/3/2009 12:00:00 AM
Cá basa Việt Nam an toàn 100%
4/2/2009 12:00:00 AM
Báo chí Ai Cập thông tin không đúng về cá basa
3/31/2009 12:00:00 AM
Thương lái hững hờ với cá tra
6/9/2011 12:00:00 AM
Con cá tra & 1,2 tỷ USD
5/3/2008 12:00:00 AM
"Bơm" tiền cứu cá tra, cá ba sa
6/3/2008 12:00:00 AM
Thương hiệu cá tra phải nỗ lực từ hai phía
4/26/2010 12:00:00 AM
Doanh nghiệp làm eo, nông dân kiệt sức
7/1/2008 12:00:00 AM
ĐBSCL: Bán cá tra chịu lỗ cũng không ai mua
11/15/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018