Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh, cạnh tranh sẽ tăng thêm trên thị trường nhân công sản xuất lúa ĐBSCL
30 | 06 | 2008
Không chỉ hạt lúa ĐBSCL đang được nhìn nhận là 1 loại hàng hóa có khả năng sinh lời, mà cả nguồn nhân công sản xuất lúa ĐBSCL cũng được đánh giá là có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Trong tương lai không xa, một nhân công sản xuất lúa giỏi của ĐBSCL có thể có được mức lương 500 USD/tháng nếu sang làm việc tại Châu Phi. Đây là nhân tố làm tăng thêm áp lực cạnh tranh trên thị trường nhân công sản xuất lúa ĐBSCL hiện nay.
Ở Việt Nam, giá lúa từ đầu năm có xu hướng tăng dần và có lợi cho người sản xuất nên các hộ nông dân tích cực tận dụng cấy hết diện tích, đầu tư thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Về diện tích lúa năm 2008, dự kiến cả nước sẽ đạt 7,6 triệu ha, tăng 145.000 ha so với năm 2007. Trong đó, diện tích lúa đông xuân và lúa thu đông tăng mạnh so với năm trước (tăng tương ứng 9.900 ha và 203.400 ha so với 2007). Trong khi đó, diện tích lúa hè thu và diện tích lúa mùa giảm tương ứng 4500 ha và 63.600 ha so với năm 2007. Diện tích lúa vụ 3 (vụ thu đông) của ĐBSCL năm 2008 tăng mạnh, ước đạt 470.000 nghìn ha, tăng 203.400 ha so 2007.

Sản lượng lúa đông xuân của Việt Nam năm 2008 cao hơn nửa triệu tấn so với vụ đông xuân năm trước. Nếu trong điều kiện thời tiết bình thường và năng suất các vụ ổn định bằng với năm trước, sản lượng lúa cả năm sẽ có thể đạt tới mức 38 triệu tấn, phần sản lượng tăng thêm chủ yếu nhờ kết quả sản xuất lúa đông xuân vừa qua và sản lượng tăng thêm từ vụ 3 ở ĐBSCL.



Nguồn :Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT

Trong tuần, giá gạo Việt Nam xuất khẩu giảm, một phần do Hiệp hội Lương thực Việt Nam có quyết định giảm mức giá xuất khẩu tối thiểu và cũng như Thái Lan, giá gạo Việt Nam xuất khẩu chịu tác động một phần do tình trạng bán tháo lúa gạo của giới đầu cơ trên thị trường kỳ hạn Chicago.

Trước biến động thị trường lúa gạo thế giới, không chỉ lúa ĐBSCL đang được nhìn nhận là 1 loại hàng hóa có khả năng sinh lời, mà cả nguồn nhân công sản xuất lúa ĐBSCL cũng được đánh giá là có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Đó là do trong tương lai không xa, một nhân công sản xuất lúa giỏi của ĐBSCL có thể có được mức lương 500 USD/tháng nếu sang làm việc tại Châu Phi. Đây là nhân tố làm tăng thêm áp lực cạnh tranh trên thị trường nhân công sản xuất lúa ĐBSCL hiện nay.

Theo nguồn tin TTXVN (24.6.2008), bắt đầu từ ngày 22/6/2008, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang đã có mặt ở Châu Phi, trong khuôn khổ Dự án hợp tác với Công ty T4M - một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực ở Anh để khảo sát dự án hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa Việt Nam tại Châu Phi, với mục tiêu sẽ có thể xuất khẩu nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm chuyên gia kỹ thuật trồng lúa cho người dân Châu Phi. Theo GS. Xuân, những đức tính và kinh nghiệm mà người nông dân đồng bằng Cửu Long đang có giúp họ có thể trở thành chuyên gia về kỹ thuật trồng lúa cho người dân châu Phi, với mức lương tháng khoảng 500 USD/người.

-----------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết về diễn biến giá cả lúa, gạo trong nước và quốc tế hàng ngày cũng như những phân tích, bình luận, dự báo thị trường gạo, mời quý vị đăng ký đặt mua Bản tin gạo tuần theo mẫu dưới đây.

Tải mẫu đăng ký đặt mua Bản tin gạo tuần tại đây

Liên hệ để đặt mua Bản tin theo địa chỉ:

Lê Hương Thảo - ĐT: (84.4) 9725153

Email: banhang_agro@yahoo.com

Fax: 844.9725153

Liên hệ với tác giả bài viết:
Phạm Hoàng Ngân- phamhoangngan@agro.gov.vn



Báo cáo phân tích thị trường