Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phương pháp mới khắc phục hiện tượng thối gốc tiêu
01 | 08 | 2008
Thối gốc cây tiêu (hay còn gọi bệnh chết nhanh) là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất hiện nay tại Việt Nam và các nước trồng tiêu trên thế giới.^ Hầu như chưa có giống tiêu nào có khả năng kháng được bệnh này. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phối hợp 2 biện pháp canh tác và hóa học. Tuy nhiên, do bệnh phát triển nhanh mà triệu chứng bệnh trên thân lại khó phát hiện sớm, do đó rất khó phòng trừ.
Phương pháp truyền thuốc qua rễ cây tiêu: Mục đích của phương pháp truyền thuốc là gia tăng lượng Phosphorate trong các tế bào rễ và dây thân giúp cho các bộ phận này có khả năng chống chịu được sự gây hại của nấm Phytophthora.

Chọn rễ để truyền thuốc: Nên chọn rễ cấp 1 không có vết thương, có đường kính 7,5 – 10 mm. Đất xung quanh rễ được đào ra cẩn thận, để lộ toàn bộ rễ cấp 1 đã chọn và phủi sạch đất trên bề mặt rễ, cắt bỏ tất cả các rễ thứ cấp và rễ con xung quanh rễ đã chọn. Sau đó dùng dao thật sắc cắt ngang rễ chừa một đoạn dài để nhúng rễ vào bình chứa 80 – 100 ml acid Phosphorous (1 –2%). Mỗi dây thân nên được truyền 40 – 50 ml dung dịch thuốc. Việc truyền thuốc nên thực hiện vào buổi sáng đến trưa vì đây là thời gian rễ cây hút mạnh nhất. Nên kiểm tra xem cây đã hút đủ lượng thuốc chưa, nếu một rễ chưa hút đủ lượng thuốc thì ta phải truyền thêm một rễ khác. Thời gian để rễ hút đủ thuốc thay đổi tùy dây tiêu, biến động từ 1 – 4 giờ. Sau khi truyền thuốc đủ lấy bình ra và lấp đất kín rễ tiêu.

Biện pháp truyền thuốc qua rễ đã hạn chế sự phát triển của bệnh và kéo dài thời gian cho quả của vườn tiêu bị bệnh do nấm Phytophthora. So với các phương pháp khác thì biện pháp truyền thuốc này rất nhiều ưu điểm: Không có sự hao hụt thuốc. Thuốc được rễ cây hấp thụ và được truyền trực tiếp đến các bộ phận bị bệnh trong cây. Vì vậy lượng thuốc sử dụng không nhiều tiết kiệm được chi phí phòng trừ; giảm thiểu những độc hại do thuốc hóa học gây ra; thuốc không bị nước mưa rửa trôi; không ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất, không làm tổn thương dây thân như biện pháp tiêm thuốc; dụng cụ và phương pháp thực hiện đơn giản, dễ áp dụng, có thể thay bình nhựa bằng túi nilon.

- Bệnh chết chậm: Cây sinh trưởng kém, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển èo uột, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm tiêu héo dần và chết.

Xử lý bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu

Các kỹ sư Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, quy luật phát sinh phát triển và cách xử lý bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu ở Đăk Lăk và Gia Lai. Theo nghiên cứu này, nên sử dụng thuốc Viben C 50BTN 0,3% kết hợp với Furadan 3H, Oncol 20ND 0,3%, Marshal 200SC 0,3%, Nokaph 10G... xử lý 4 lần vào mùa mưa, mỗi lần cách nhau một tháng để phòng trừ bệnh vàng lá chết chậm ở cây tiêu.



Nguồn: agroviet.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường