Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chi phí sản xuất tăng làm giảm xuất khẩu thủy sản Ấn Độ
18 | 08 | 2008
Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã giảm 15% do lạm phát trong nước đẩy chi phí sản xuất tăng lên 25% và nhu cầu thị trường toàn cầu đi xuống. Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Inđônêxia. Nhu cầu thế giới đối với con tôm sú, loài chiếm 54% xuất khẩu thuỷ sản của Ấn Độ đã giảm 18%.
Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã giảm 15% do lạm phát trong nước đẩy chi phí sản xuất tăng lên 25% và nhu cầu thị trường toàn cầu đi xuống.
Ilias Seit, Tổng thư kí Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ cho biết: “Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ đã giảm từ mức 82 tỉ rupee xuống 73 tỉ rupee. Xuất khẩu hải sản đã giảm 15% về lượng và 12% về giá trị.”
Năm 2007-2008, xuất khẩu hải sản của Ấn Độ đã giảm 11%. Nước này không còn lợi thế chi phí sản xuất thấp do chi phí đầu vào tăng 25% do giá vận chuyển, giá nhiên liệu, giá nhân công và chi phí hạ tầng tăng. Haji Yakub, chủ tịch công ty West Coast Foods tại Porbandar nói rằng “Chi phí sản xuất đã tăng 20% trong khi giá thuỷ sản trên thị trường quốc tế thì giảm 25%”.
Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Inđônêxia. Nhu cầu thế giới đối với con tôm sú, loài chiếm 54% xuất khẩu thuỷ sản của Ấn Độ đã giảm 18%. Giá của con tôm này cũng đã hạ xuống 10,6USD/kg từ mức 11USD/kg trước đó. Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu đã bắt đầu nhập khẩu loại tôm chân trắng rẻ hơn từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bày tỏ nỗi lo lắng của mình, Aditya Dash, Tổng giám đốc của Ram’s Assorted Cold Storage Limited nói rằng: “Chi phí sản xuất 1kg tôm chân trắng ít hơn 40% so với tôm sú trong khi giá thị trường của tôm sú thì lại cao hơn 25%. Thêm vào đó, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Thái Lan và Nhật Bản cũng khiến tình hình xuất khẩu của chúng tôi trở nên khó khăn hơn”.
Để tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, chính phủ đã ưu tiên rất nhiều cho các nhà xuất khẩu. Một trong số đó là vay tiền bằng sổ tiết kiệm chịu thuế (DEPB), theo đó, người xuất khẩu được nhận khoản tín dụng 8% trên tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, khoản tín dụng này sẽ giảm xuống còn 5% bắt đầu từ tháng 9. WTO đã phản đối thuế chống bán phá giá Mỹ áp dụng với hàng thuỷ sản Ấn Độ. Gần đây, chính phủ Ấn Độ cũng đã quyết định cho phép nuôi tôm chân trắng.
Việc còn lại là tuỳ vào các nhà xuất khẩu Ấn Độ có thể áp dụng các phương pháp nuôi trồng tốt hơn và sản xuất hiệu quả để cạnh tranh tốt hơn hay không, Seit nói. “Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cần phải áp dụng những biện pháp cắt giảm chi phí và đẩy mạnh cạnh tranh trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế”.
Một số công ty như West Coast Foods’ Yakub đang chuyển đầu tư sang thị trường trong nước. “Chúng tôi đã thua lỗ rất nhiều, buộc phải ngừng xuất khẩu để chuyển sang cung cấp cho thị trường trong nước. Doanh số bán trong nước của chúng tôi đã tăng lên gấp đôi”, Yakub nói.




Nguồn: http://vinanet.vn
Báo cáo phân tích thị trường