Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Báo cáo Tiêu dùng Thịt và Thực phẩm: DỰ BÁO NHU CẦU DỊP TẾT 2009
12 | 11 | 2007
Báo cáo Tiêu dùng Thịt và Thực phẩm: DỰ BÁO NHU CẦU DỊP TẾT 2009
10 tháng đầu năm 2008 được đánh giá là quãng thời gian đầy khó khăn và thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Đợt rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh phía bắc đã khiến số lượng gia súc bị suy giảm. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao từ 40-60%, trong khi giá bán của sản phẩm chỉ tăng ở mức 5-20% đã đẩy ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng không có lãi. Trước tình hình đó, nhiều người chăn nuôi đã bỏ nghề, các trang trại lớn thì thu hẹp quy mô. Nhằm ổn định nguồn cung, Chính phủ đã chủ động giảm thuế nhập khẩu thịt xuống thấp hơn mức quy định theo cam kết của WTO nhằm bổ sung sự thiếu hụt nguồn cung trong nước. Bài toán về chi phí đầu vào chưa được giải quyết, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục phải gồng mình chống đỡ áp lực giá giảm, do thịt ngoại giá rẻ được nhập về ồ ạt, bán với giá chỉ bằng 2/3 giá của sản phẩm thịt cùng loại trong nước. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến cho chăn nuôi trong nước không phát triển.
Những tháng cuối năm 2008 được dự báo vẫn là quãng thời gian đầy khó khăn cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng, Về phía người chăn nuôi, trong khi giá cả các mặt hàng thịt và thực phẩm đang trên đà hạ nhiệt thì giá thức ăn chăn nuôi trong nước lại giảm không đáng kể (giảm 2-10%). Cùng với đó, các chi phí đầu vào khác như giá nhân công, thuốc thú y, lãi suất ngân hàng… vẫn ở mức cao đã khiến người dân thờ ơ với chăn nuôi, không muốn tái đàn trong khi dịp tết đang đến gần- thời điểm mà cầu tiêu dùng tăng. Về phía người tiêu dùng, rất có thể sẽ phải chịu sự thiếu hụt nguồn cung trong những tháng cuối năm. Sự thiếu hụt này được dự báo sẽ tạo ra cơn sốt về giá thịt và thực phẩm trong dịp tết 2009 do cung từ thịt nhập khẩu giảm trong khi chăn nuôi trong nước chưa có dấu hiệu hồi phục.
Trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp lo ngại càng nuôi càng lỗ, không dám đầu tư tái đàn trở lại thì việc đưa ra các dự báo về nhu cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm thời gian tới sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược có được tầm nhìn trong việc chỉ đạo các Sở, ban ngành hỗ trợ người dân đẩy mạnh chăn nuôi cũng như các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh bán lẻ có được chiến lược kinh doanh đúng đắn trong việc chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Với mục đích đưa ra những dự báo mới nhất về cầu tiêu dùng thịt & thực phẩm trong dịp tết, Trung tâm thông tin PTNNNT công bố báo cáo tiêu dùng thịt và thực phẩm: Dự báo nhu cầu dịp tết 2009
Khách hàng khi mua báo cáo sẽ:
- Biết được thông tin toàn diện, cập nhật về diễn biến giá cả của thị trường thịt và thực phẩm
- Cập nhật đầy đủ về nguồn cung thịt trong nước và nhập khẩu
- Nhu cầu tiêu dùng thịt của người dân 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh theo khu vực sinh sống
- Chuyển động của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm nhằm bình ổn nguồn hàng phục vụ cho dịp Tết 2009
- Biết được triển vọng tiêu dùng thịt và thực phẩm của cả nước trong những tháng tới
Thông tin cơ bản:
- Phát hành: 17/11/2008
Liên hệ với chúng tôi
Trung tâm thông tin PTNNNT
Nguyễn Thị Thu Hà
Số 6 Nguyễn Công Trứ - Q. Hai Bà Trưng - Hà nội
ĐT: 04.39.725.153/ 39726949
Fax: (84 4) 39726949
Email:
banhang_agro@yahoo.com
Hỗ trợ trực tuyến
Hoặc liên lạc với phòng khách hàng theo :
ĐT: 04.39725153/ 39726949
Fax: 04.39726949
Email:
banhang_agro@yahoo.com
Mục lục:
Báo cáo Tiêu dùng Thịt và Thực phẩm: DỰ BÁO NHU CẦU DỊP TẾT 2009
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TÓM LƯỢC
I. Thực trạng cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm dịp Tết và ngày thường
1. Cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm chung của cả nước
1.1. Theo vùng kinh tế
1.1.1. Thịt lợn
1.1.1.1. Về khối lượng tiêu dùng
1.1.1.2. Về giá trị tiêu dùng
1.1.2. Thịt trâu, bò
1.1.2.1. Về khối lượng tiêu dùng
1.1.2.2. Về giá trị tiêu dùng
1.1.3. Thịt gà
1.1.3.1. Về khối lượng tiêu dùng
1.1.3.2. Về giá trị tiêu dùng
1.2. Theo khu vực sống
1.2.1. Về khối lượng tiêu dùng
1.2.2. Về giá trị tiêu dùng
1.3. Theo nhóm thu nhập
1.3.1. Về khối lượng tiêu dùng
1.3.2. Về giá trị tiêu dùng
2. Cầu tiêu dùng thịt và thực phẩm của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
II. Các nhân tố ảnh hưởng
tới tiêu dùng
1. Nguồn cung
và giá cả
1.1. Tình hình chăn nuôi trong nước
1.2. Tình hình nhập khẩu thịt
1.3. Diễn biến giá cả
1.3.1. Thịt lợn
1.3.2. Thịt bò
1.3.3. Thịt gà
1.3.4. Thực phẩm chế biến
2. Lạm phát
3. Dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm
III. Chuyển động doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm
2. Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
IV. Triển vọng tiêu dùng
1. Cầu tiêu dùng: triển vọng những tháng cuối năm và dịp Tết nguyên đán 2009
2. Nguồn cung thịt và thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết nguyên đán 2009
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO
Bảng 1: Khối lượng tiêu dùng thịt lợn dịp Tết và trung bình tháng theo vùng kinh tế (kg)
Bảng 2: Giá trị tiêu dùng thịt lợn dịp Tết và trung bình tháng giữa các vùng kinh tế (1000 đồng)
Bảng 3: Khối lượng tiêu dùng thịt trâu, bò bình quân đầu người dịp Tết và trung bình tháng (kg/người)
Bảng 4: Chênh lệch tiêu dùng thịt lợn và thịt trâu, bò bình quân đầu người dịp Tết và trung bình tháng (lần)
Bảng 5: Giá trị tiêu dùng thịt trâu, bò bình quân đầu người dịp Tết và trung bình tháng (1000 đồng)
Bảng 6: Khối lượng tiêu dùng thịt gà bình quân đầu người dịp Tết và trung bình tháng (kg/người)
Bảng 7: Giá trị tiêu dùng thịt gà bình quân đầu người dịp Tết và trung bình tháng (1000 đồng)
Bảng 8: Khối lượng tiêu dùng thịt dịp lễ Tết phân theo các nhóm thu nhập (kg/người)
Bảng 9: Khối lượng tiêu dùng thịt trung bình tháng phân theo các nhóm thu nhập (kg/người)
Bảng 10: Giá trị tiêu dùng các loại thịt vào dịp lễ Tết giữa các nhóm thu nhập (1000 đồng)
Bảng 11: Chênh lệch giá trị tiêu dùng các loại thịt giữa dịp Tết và trung bình tháng theo nhóm thu nhập (lần)
Bảng 12
:
Diễn biến giá thịt lợn hơi tại một số thị trường
Bảng 13: Diễn biến giá thịt lợn mông sấn tại một số thị trường
Bảng 14
:
Diễn biến giá thịt bò tại một số thị trường lớn
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG BÁO CÁO
Hình 1: Tốc độ tiêu dùng thịt và tốc độ tăng dân số của Việt Nam từ năm 2002-2008
Hình 2: Chi tiêu bình quân theo đầu người hàng tháng (VNĐ)
Hình 3: Cơ cấu chi tiêu cho các loại thịt tính bình quân đầu người hàng tháng qua các năm 2002, 2004, 2006 (%)
Hình 4: Chi tiêu cho thịt trong các dịp lễ tết và trung bình hàng tháng (VNĐ)
Hình 5: Khối lượng tiêu dùng thịt lợn dịp Tết và trung bình tháng theo khu vực sống (kg/người)
Hình 6: Khối lượng tiêu dùng thịt trâu, bò dịp Tết và trung bình tháng theo khu vực sống (kg/người)
Hình 7: Khối lượng tiêu dùng thịt gà dịp Tết và trung bình tháng theo khu vực sống (kg/người)
Hình 8: Chênh lệch tiêu dùng về khối lượng các loại thịt giữa dịp Tết và trung bình tháng theo khu vực sống (lần)
Hình 9: Chênh lệch giá trị tiêu dùng các loại thịt giữa dịp Tết và trung bình tháng theo khu vực sống (lần)
Hình 10
:
Lượng thịt lợn nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2008 so với năm 2007 của một số thị trường chính (tấn)
Hình 11: Lượng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm 8 tháng đầu năm so với năm 2007 của một số thị trường chính (tấn)
Hình 12: Diễn biến giá thịt lợn hơi theo tuần 9 tháng đầu năm 2008 (VNĐ/kg)
Hình 13: Diễn biến giá thịt lợn mống sấn theo tuần 9 tháng đầu năm 2008 (VNĐ/kg)
Hình 14
:
Diễn biến thịt bò đùi theo tuần 9 tháng đầu năm 2008
Hình 15: Diễn biến giá gà ta làm sẵn tại một số thị trường theo tuần
Hình 16
:
Tiêu dùng các loại thịt trong nước qua các năm (1.000 tấn)
Hình 17: Tốc độ tăng tiêu dùng các loại thịt trong các dịp lễ Tết và CPI (lấy 2002 làm năm gốc)
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn