Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường gạo thế giới tháng 9/2008
24 | 10 | 2008
Mậu dịch gạo thế giới tháng 9/2008 không sôi động, song giá biến động khá nhiều. Tại Thái Lan, giá tăng trong 2 tuần đầu tháng, song sau đó tương đối ổn định nhờ chương trình can thiệp hỗ trợ giá thóc gạo nội địa của chính phủ. Giá gạo Việt Nam giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu thấp, mặc dù vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long kết thúc. Trong khi đó tại Mỹ, giá gạo tăng mạnh vào giữa tháng 9, lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng 9 do hai cơn bão lớn tàn phá nhiều cánh đồng lúa, song lại giảm nhanh vào cuối tháng do nhu cầu yếu.
Tình chung trong quý tháng 7 – 9/2008, giá gạo thế giới giảm khá nhiều do nhu cầu xuất khẩu thấp, nguồn cung tăng lên và triển vọng kinh tế Mỹ suy yếu làm giảm nhu cầu hàng hóa, trong đó có ngũ cốc.

Về phía các nước xuất khẩu, Thái Lan đã bán được khá nhiều gạo cho các khách hàng Trung Đông trong nửa đầu tháng 9. Từ đầu năm tới nay, Irắc đã nhập khẩu 428.870 tấn gạo, tăng 184% so với 150.602 tấn mua trong cả năm 2007. Tuy nhiên, Nigeria, một trong những khách hàng lớn của Thái, đang trì hoãn việc mua gạo để chờ xem chính phủ của họ có tiếp tục cho phép nhập khẩu gạo miễn thuế sau tháng 10 này hay không. Chính phủ Thái Lan đã kéo dài chương trình can thiệp giá thóc gạo nội địa thêm thời gian từ 15/10 đến hết tháng 2/09, với giá thu mua thóc 14,000 Baht (408 USD)tấn, tương đương 700 USD/tấn gạo, với mục tiêu thu mua 8,8 triệu tấn trong vụ chính, bắt đầu từ 16/10. Các chương trình can thiệp nối tiếp nhau của chính phủ Thái Lan gây lo ngại cho các nhà xuất khẩu nước này, bởi nông dân chỉ muốn bán cho chính phủ để hưởng giá cao, nguồn cung trên thị trường tự do khan hiếm và giá gạo xuất khẩu của Thái đắt hơn nhiều so với các xuất xứ khác. Mục tiêu của Thái Lan là bán 10 triệu tấn gạo trong năm 2008, chỉ thấp hơn so với mức kỷ lục 10,13 triệu tấn năm 2004 song tăng so với 9,5 triệu tấn năm 2007. Tuy nhiên, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu năm nay sẽ chỉ đạt 8-8,5 triệu tấn.

Trên thị trường Việt Nam, nguồn cung thóc gạo khá dồi dào bởi nhu cầu xuất khẩu thấp. giá thóc giảm gần 5% trong tuần qua do nhu cầu xuất khẩu thấp và nguồn cung dồi dào từ các tỉnh trồng lúa lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Giá gạo Việt Nam hiện rẻ hơn khoảng 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan, với gạo 5% tấm của Việt Nam hiện chào giá 500 – 540 USD/tấn, FOB, so với giá 600- 700 USD/tấn đối với gạo cùng loại của Thái Lan. Các thương gia Việt Nam đang hy vọng giá thấp sẽ hấp dẫn khách hàng, nhất là từ châu Phi và Trung Đông. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay giảm 4,8% xuống 3,38 triệu tấn, song thu nhập lại tăng 96% lên 2,24 tỷ USD nhờ giá gạo thế giới cao. Việt nam dự kiến xuất khẩu gạo cả năm nay sẽ đạt 4,5 – 4,6 triệu tấn, sẽ trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, cao hơn 1 bậc so với năm 2007.

Ấn Độ đã nới lỏng một phần những hạn chế xuất khẩu gạo, song mới chỉ giới hạn ở mức cho phép xuất khẩu những khối lượng lúa giống hoặc gạo chất lượng cao nhất định. Dự kiến phải tới cuối tháng 10 hoặc tháng 11 Ấn Độ mới mở rộng hơn nữa cánh cửa xuất khẩu gạo ra thế giới.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra chương trình thu mua lúa gạo với giá tối thiểu cho lúa chính vụ và lúa muộn. Theo kế hoạch, các cơ quan dự trữ ngũ cốc sẽ thu mua lúa chính vụ và lúa muộn ở 11 tỉnh sản xuất chính với giá lần lượt 1.580 NDT/tấn và 1.640 NDT/tấn nếu giá trên thị trường trong nước giảm xuống thấp hơn mức giá này. Chương trình thu mua sẽ kéo dài tới hết ngày 31/3/2009. Trung Quốc bắt đầu áp dụng giá thu mua tối thiểu từ năm 2004 để hỗ trợ người trồng lúa trong trường hợp giá lúa gạo giảm xuống quá thấp.

Về phía các nước nhập khẩu gạo, Philippine đã nhập khẩu kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay, chủ yếu của Việt Nam, và dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm tới. Dự kiến Philippinie sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo trong 5 năm tới vì chi phí sản xuát cao, đặc biệt là giá phân bón, ảnh hưởng tới mục tiêu về sản lượng. Sản lượng gạo Philippine năm nay có thể đạt 16,94 triệu tấn, cao hơn so với 16,24 triệu tấn năm ngoái, song thấp hơn mục tiêu 17,3 triệu tấn mà chính phủ đặt ra.

Indonexia đang phấn đấu chuyển từ nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo vào năm 2009. Tới giữa tháng 9/2008, dự trữ gạo quốc gia của Indonexia đã tăng tới kỷ lục cao, 2,6 triệu tấn, chỉ còn kém 400.000 tấn là đạt ngưỡng tối thiểu cần thiết để xuất khẩu mặt hàng này. Theo Chủ tịch Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonexia, Bulog, cơ quan này phấn đấu đạt mục tiêu dự trữ 2,8-3 triệu tấn gạo vào cuối năm nay, nhờ sản lượng tăng. Theo quy định của nước này, nếu dự trữ gạo quốc gia đạt 3 triệu tấn sẽ bắt đầu tiến hành xuất khẩu. Đây là mức kỷ lục cao về dự trữ gạo của Bulog. Ông Mustafa tin rằng Indonexia sẽ có thể bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 2009.

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/08 Việt nam đã xuất khẩu được 360,63 nghìn tấn gạo các loại với trị giá trên 289 triệu USD giảm 26,02% về lượng và giảm 31,86% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2007 giảm 38% về lượng song lại tăng 57,71% về trị giá. Như vậy, tính đến hết tháng 8 năm nay, nước ta xuất khẩu được 3,292 triệu tấn gạo các loại với trị giá 2,184 tỷ USD, giảm 7,88% về lượng nhưng lại tăng 92,01% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường:

Trong tháng 8/08, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt 219,75 nghìn tấn với trị giá gần 206 triệu USD, giảm 17,11% về lượng và giảm 16,32% về trị giá. Chủng loại gạo xuất sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm với giá xuất 940 USD/tấn. Đáng chú ý, giá gạo xuất sang các thị trường khác đều giảm nhưng giá gạo xuất sang thị trường này vẫn tiếp tục tăng thêm 6 USD/tấn so với tháng trước, đạt trung bình 937 USD/tấn. Tính chung 8 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu sang Philippines đạt 1,586 triệu tấn với trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 37,13% về lượng và tăng 196,14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Philippines có kế hoạch sẽ nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo trong năm tới vì chi phí sản xuất cao, đặc biệt là giá phân bón, ảnh hưởng tới mục tiêu về sản lượng. Như vậy, xuất khẩu sang thị trường này trong những tháng cuối năm dự báo vẫn sẽ đạt ở mức cao.

Trong tháng 8, mặc dù nước ta không xuất sang thị trường Cu ba, nhưng tính tổng lượng xuất 8 tháng đầu năm sang thị trường này vẫn đạt mức cao, đạt 436,67 nghìn tấn với trị giá 388,9 triệu USD, tăng 53,91% về lượng và tăng 196,14% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 891 USD/tấn, tăng 153,12% so với giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ tháng trước. Tiếp đến xuất khẩu gạo sang Malaysia trong tháng 8 có xu hướng giảm nhẹ, đạt trên 32 nghìn tấn với trị giá 19 triệu USD, giảm 6,92% về lượng và giảm 19,77% về trị giá so với tháng trước. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu sang thị trường này dao động từ 590 đến 650 USD/tấn. Tính đến hết tháng 8/08 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 285 nghìn tấn với trị giá 183 triệu USD giảm 8,39% về lượng nhưng lại tăng 91,85% về trị giá.

Đặc biệt, trong tháng 8 Việt nam đã xuất thêm được 20 nghìn tấn gạo được xuất sang Bờ Biển Nga đạt 11,64 triệu USD, nâng tổng lượng xuất sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm đạt 51 nghìn tấn với trị giá 26 triệu USD giảm 60,7% về lượng và giảm 33,02% về trị giá.

Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Ba Lan và Togô, Ghinê đã có mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể xuất sang thị trường Ba Lan trong 8 tháng qua đạt 18 nghìn tấn với trị giá 7 triệu USD tăng 3.594% về lượng và tăng 4.645,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Còn xuất sang thị trường Ba Lan cũng đạt 8 nghìn tấn với trị giá xấp xỉ 5 triệu USD tăng 1.503,14% về lượng và tăng 3.080,71% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xuất sang thị trường Ghinê cũng đạt cao đạt 20 nghìn tấn với trị giá xấp xỉ 10 triệu USD tăng 824,44% về lượng và tăng 1.411,28% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, xuất khẩu gạo sang những thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.

Về doanh nghiệp:

Trong 8 tháng đầu năm nay có 62 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo đạt kim ngạch trên 1 triệu USD. Dẫn đầu thị trường về doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao là Tổng Cty Lương thực Miền Nam đạt 1.038 triệu USD; Tiếp đến là Tổng Cty Lương thực miền Bắc đạt 411 triệu USD; Đứng thứ 3 là Cty Du lịch - Thương mại Kiên Giang đạt 67 triệu USD. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao là Cty Cổ phần Gentraco Cty Cổ phần XNK An Giang; Cty Lương thực Tiền Giang; Cty Cổ phần Nông lâm sản Kiên Giang; Cty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đều đạt trên 30 triệu USD…

Top doanh nghiệp xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong 8 tháng đầu năm 2008

Doanh nghiệp xuất khẩu
PTTT
Trị giá (USD)
Tổng Cty Lư­ơng thực Miền Nam (Cơ quan Văn phòng)
DA,LC,TTR
1.038.286.647
Tổng Cty L­ương thực miền bắc
LC,TTR
411.050.587
Cty Du lịch – Thư­ơng mại Kiên Giang
LC,DP,TTR,TT
67.385.267
Cty Cổ phần Gentraco
LC,TTR,DP,CAD,CASH
54.556.015
Cty Cổ phần XNK An Giang
LC,TTR,DP
39.760.074
Cty L­ương thực Tiền Giang
LC,TTR,CAD,CASH
37.792.703
Cty Cổ phần Nông lâm sản Kiên Giang
LC,DP,TTR,CASH,CAD
32.220.521
Cty Cổ phần Lư­ơng thực Thực phẩm Vĩnh Long
LC,DP,TTR
31.666.985
Cty TNHH XNK Kiên Giang
LC,DP,TTR,CASH,TT
28.868.692
Cty Lư­ơng thực Long An
LC,DP,TTR,CAD, CASH
28.653.570
Cty Cổ phần Du lịch An Giang
DP,TTR,LC,CAD,CASH
27.389.807
Cty XNK Nông sản Thực phẩm tỉnh An Giang
LC,DP
23.438.800
Cty Cổ phần lương Thực Bình Định
TTR,LC,TT
20.757.347
Cty Lương thực Đồng Tháp
LC,DP,TTR
19.580.306
Cty TNHH Tân Thạnh An
LC,TTR,DP
19.467.180
HTX Thành Lợi
LC,TTR,DP
19.342.125
Cty Cổ phần KD Nông sản Kiên Giang
LC,TTR,CAD
17.958.904
Cty XNK An giang
DP,LC,TTR
17.765.998
Cty Cổ phần Vật t­ư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ
DP,LC,TTR
16.295.000
Cty Cổ phần Đầu t­ư Vinh Phát
DA,LC
15.786.250
Cty TNHH Bình Tây
DA,LC,CAD,TTR
14.098.677
Cty Cổ phần Hiệp Thanh
LC,TTR
12.091.219
Cty TNHH Trung An
LC,TTR,DP
11.553.765
Chi nhánh Cty Cổ phần XNK và Hợp tác Đầu tư­
TTR,DP,LC,TT
11.192.270
Cty Cổ phần Th­ương mại và DV Phú An
LC,DP,CASH
11.166.825
Cty L­ương thực TP HCM
LC,TTR
9.974.659
Cty Cổ phần Phú H­ưng
LC,TTR
8.853.630
Cty Cổ phần Docimexco
LC,TTR,CAD
8.635.334
Cty TNHH Hồng Trang
LC,TTR
6.441.873
Cty Nông sản Thực phẩm XK Cần Thơ
TTR,DP
6.438.320
Cty Cổ phần XNK Vĩnh Long
LC,TTR
5.731.972
Cty TNHH Nova
DP,LC,TTR
5.631.290
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam
LC,TTR
5.446.635
Cty Cổ phần Lư­ơng thực Thanh Nghệ Tĩnh
TTR
5.429.753
Cty XNK và Lư­ơng thực Trà Vinh
LC
5.056.000
Chi nhánh Cty SX XNK Nam Hà Nội tại TP HCM
LC,TTR
4.880.750
Cty TNHH XK Mễ Cốc Toàn Cầu
TTR
4.858.575
Cty LD Angimex-Kitoku
TTR,LC,DP
4.855.481
Cty Mekong
TTR,CASH
4.313.200
Cty TNHH Thư­ơng mại Phan Minh
LC,DP
4.241.000
Cty TNHH SX Thư­ơng mại Thảo Minh Châu
LC,DP,CASH,CAD,TTR
3.898.100
Cty Cổ phần Thiên nhiên Trà Vinh
LC
3.842.000
Tổng Cty Th­ương mại Sài gòn
LC
3.802.000
Cty Cổ phần An Khánh
LC,DP,CAD,TTR
3.657.300
Cty L­ương thực Sông Hậu
LC,TTR
3.561.764
Cty Cổ phần Vật tư­ và Giống gia súc
LC,TTR
3.294.300
Cty Cổ phần Mỹ Kim
LC
2.653.500
Cty Cổ phần L­ương thực và DV Quảng Nam
LC,TTR
2.626.000
XN Lư­ơng thực Bạc Liêu
LC
2.558.000
DNTN Hiệp Thành
LC
2.521.099
Cty TNHH Thịnh Phát
TTR
2.256.500
Nông trư­ờng Sông Hậu
LC,TTR
2.244.917
Cty TNHH L­ương thực Bình Định
LC,TTR
2.070.624
Cty TNHH Việt Thanh
LC,DP,TTR
2.063.838
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp II
TTR,LC,CAD,DP
1.602.126
Chi nhánh Tổng Cty Th­ương mại Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh (Hapro)
TTR,CAD
1.518.250
Cty TNHH Gạo Việt
TTR
1.348.475
Công ty TNHH Hồng Trang
LC
1.208.400
Cty TNHH Thanh Ngọc
TTR
1.121.168
Cty TNHH Thanh Ngọc
LC,TTR
1.158.752
Cty Cổ phần XNK Nam Hà nội
TTR
1.125.000
Cty Cổ Phần Phát Triển Th­ương Mại Vĩnh Khang
TTR
1.050.000




Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam
Báo cáo phân tích thị trường