Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Quan hệ thương mại Việt Nam - EU năm 2008
06 | 01 | 2009
Trong năm 2008, EC và một số nước EU đã thực hiện một số biện pháp về chính sách thương mại có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU:
Từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC);

- Tháng 6/2008, Hội đồng châu Âu thông qua việc không cho mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011;

- Tháng 10/2008, EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc đồng nghĩa với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong thời gian rà soát cuối kỳ (về lý thuyết có thể lên tới 15 tháng).

Sau khoảng một năm rưỡi Ủy ban Hỗn hợp về Khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN-EU hoạt động, đàm phán FTA ASEAN – EU cho thấy quan điểm của các Bên còn nhiều khoảng cách và cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới.

Hai vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Đối tác và Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và EU (PCA) đã được tiến hành tại Brussels (tháng 6/2008) và Hà Nội (tháng 10/2008) cũng cho thấy quan điểm của các Bên về các nội dung cần đưa vào PCA còn khác nhau. Vì vậy, các Bên cần xem xét lại quan điểm để có thể đàm phán một PCA thể hiện được lợi ích thật sự của các Bên.

Trao đổi thương mại EU - Việt Nam tính đến hết tháng 9/2008

(Nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro):

9 tháng 2008
9 tháng 2007
So sánh
EU xuất
2,47
2,55
Giảm 3%
EU nhập
6,38
5,97
Tăng 6,9%
Cán cân
3,91
3,42
Tăng 14,3%
Tổng KN
8,85
8,52
Tăng 3,87%

Số liệu của EU vì nhiều lý do rất khác so với số liệu của Hải quan Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam vào EU tiếp tục tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi nhập khẩu từ EU giảm 3% là chấp nhận được trong bối cảnh suy giảm nhu cầu tiêu thụ tại các nước EU. Điều này cũng cho thấy chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để hạn chế nhập siêu của ta đã phần nào phát huy tác dụng.

Nguy cơ bị kiện thương mại mới đối với hàng Việt Nam thời gian tới không cao trong bối cảnh suy giảm sản xuất, tiêu dùng nói riêng và sự suy thoái nền kinh tế nói chung của EU. Tuy nhiên, một số mặt hàng có thể sẽ phải đối đầu với một vài biện pháp được EU đề ra với lý do bảo vệ môi trường như cá di cư, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm...

Trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản, thực phẩm (tương đương với năm 2007).



(Theo Thương Vụ Việt Nam tại Bỉ và EU - TTNN)
Báo cáo phân tích thị trường