Sự đổ vỡ tài chính đang là nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút khả năng tài chính của các công ty sống chủ yếu nhờ vào giao dịch thương mại, làm tăng tình trạng khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ADB cho biết trong cuộc họp báo hôm qua.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ thương mại của các quốc gia đang phát triển đang bị giảm mạnh, đặc biệt các ngân hàng quốc tế lớn đang tập trng vào vốn của họ và giảm rủi ro thay vì hỗ trợ thương mại thoáng như trước đây.
"Việc sử dụng hỗ trợ thương mại trong thời gian khủng hoảng là sẽ là nguồn sinh lực quan trọng làm giảm nhẹ cú sốc toàn cầu đối với thương mại quốc tế", ông Philip Erquiaga, Giám đốc Văn phòng Hoạt động Hợp tác Tài chính thuộc ADB cho biết.
Ngược lại, ADB đã từ chối tăng tối đa kỳ hạn vay chương trình từ hai năm lên ba năm nhằm muốn các quốc gia đang phát triển tăng đua cạnh tranh thương mại một cách bình đẳng hơn.
Theo chuyên gia quản lý đầu tư đặc biệt TFFP, Steven Beck, ADB mong chờ trương trình sẽ cung cấp đòn bẩy cho giao dịch thương mại của các quốc gia phát triển đến cuối năm 2013 và khẳng định rằng: "Một USD của TFFP có giá trị quan trọng bằng 3 USD trong giao dịch thương mại bình thường".
Chương trình TFFP bắt đầu từ tháng 2004 với 150 triệu USD đã chia sẽ giữ vai trò tài chính với các ngân hàng thương mại về rủi ro trong việc cung cấp nguồn tài chính thương mại then chốt cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong khu vực.
Song cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã hạn chế hơn nữa tính sẵn dụng tài chính trong các hoạt động thương mại, làm ảm đạm thêm bức tranh kinh tế vốn đã u ám.
Tính đến cuối năm 2008, chương trình đã hỗ trợ gần 1.200 giao dịch thương mại quốc tế trên 578 triệu USD cho 9 quốc gia đang phát triển tại châu Á, mà không phải gánh chịu bất cứ khoản chi phí thua lỗ nào, ADB khẳng định.
ADB mong chờ chương trình sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi hơn và sẽ tăng thêm ba nước đang phát triển đến cuối năm 2009.