Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá cao su sẽ ở mức 175 Yên/kg vào cuối tháng 6
08 | 06 | 2009
Giá cao su thiên nhiên sẽ tăng lên 175 Yên/kg vào cuối tháng 6, tăng so với mức 171 Yên ngày 1/6/2009, và càng cao hơn so với mức 166,3 Yên dự báo hồi đầu tháng 5. Đó là kết quả điều tra do hãng tin Reuters tiến hành ở 10 nhà phân tích có uy tín trên thế giới.

Việc các hãng sản xuất lốp xe tiến hành mua vào, nhu cầu vững từ nước tiêu thụ cao su chính – Trung Quốc – và nguồn cung khan hiếm ở Đông Nam Á trong bối cảnh giá dầu tăng trở lại sẽ là những yếu tố đẩy giá cao su tăng lên trong tháng này.

Mưa trái mùa đang làm gián đoạn việc thu hoạch cao su ở những khu vực sản xuất chính của Thái Lan, nước sản xuất lớn nhất thế giới.

Lúc này, các hãng sản xuất lốp xe như Bridgestone, Goodyear và Michelin đang tích cực mua cao su vào để dự trữ. Điều mà họ không làm trong suốt thời gian qua, khi ngành ô tô lâm vào khủng hoảng khiến nhu cầu lốp xe giảm mạnh.

Từ vài tuần nay, Trung Quốc cũng luôn có mặt trên thị trường để mua các loại cao su dùng sản xuất lốp xe, có xuất xứ Thái Lan, Indonexia và Malaysia. Các thương giá dự báo nhu nhu cầu cao su của Trung Quốc sẽ vững từ nay tới cuối năm. Trung Quốc - nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới – đang là điểm sáng trên thị trường ô tô thế giới. Bán xe chở khách của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 37,4% so với một năm trước đó, đạt kỷ lục cao. Đây là một trong những kết quả đáng khích lệ có được nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ nước này.

General Motors Corp dự báo bán ô tô của hãng ở Trung Quốc – nơi đã vượt Mỹ trở thành thị trường ô tô lớn thứ 2 thế giới - sẽ đạt mức tăng 5 – 10% trong năm nay.

Giá cao su trong tháng 6 cũng sẽ được hỗ trợ bởi giá dầu mỏ tăng mạnh, bởi giá dầu tăng đồng nghĩa với giá cao su tổng hợp - chế phẩm của dầu mỏ - tăng theo, khích lệ người tiêu dùng chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên.

Theo các nhà phân tích, giá cao su sẽ giảm nhẹ trong tháng 7, xuống 168,8 Yên/kg, khi nguồn cung tăng lên từ các nước sản xuất chính. Tuy nhiên, giá sẽ không giảm lâu, và cái đích 180 Yên có thể sẽ sớm đạt được trong vài tuần sau đó, nếu thị trường dầu mỏ tiếp tục sôi động.

Trên thị trường physical, giá cao su RSS3 của Thái Lan có thể sẽ giảm xuống 1,70 USD/kg vào cuối tháng 7, so với mức 1,75 USD vào cuối tháng 6. Cao su SMR20 của Malaysia có thể sẽ giảm xuống 1,60 USD/kg, còn cao su SIR20 của Indonexia sẽ ở mức 1,53 USD vào cuối tháng tới.

Dự báo giá cao su:

Cuối T6

Cuối T7

Thị trường TOCOM, kỳ hạn 6 tháng, Yên/kg

Trung bình

175,0

168,8

Thấp nhất

140,0

140,0

Cao nhất

193,0

186,0

Supara Rubber

160

160-165

A,T,S, Rubber

165-175

165-175

Thai Rubber Latex

140-170

140-170

Cao su Thai RSS3, USD/kg

Trung bình

1,75

1,70

Thấp nhất

1,60

1,50

Cao nhất

1,85

1,80

Supara Rubber

1,80

1,80

A,T,S, Rubber

1,65-1,70

1,65-1,70

Cao su Thai STR20, USD/kg

Trung bình

1,65

1,60

Thấp nhất

1,55

1,50

Cao nhất

1,75

1,75

Supara Rubber

1,70

1,70-1,75

Cao su Malaysia SMR20, USD/kg

Trung bình

1,65

1,60

Thấp nhất

1,55

1,50

Cao nhất

1,75

1,75

Supara Rubber

1,70

1,70-1,75

Cao su Indonesia SIR20, USD/kg:

Trung bình

1,55

1,53

Thấp nhất

1,50

1,40

Cao nhất

1,65

1,63

Supara Rubber

1,54

1,60




Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường