Do chương trình chợ cấp chỉ kéo dài tới tháng 3/07 và khối lượng xuất khẩu giới hạn ở mức 20.000 tấn nên đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu sao cho ký được nhiều hợp đồng thuộc hạn ngạch trợ cấp càng tốt. Tháng 11/06, các nhà xuất khẩu đã ký được 6.500 tấn hạt tiêu với các khách mua nước ngoài giao hàng vào tháng 2 năm sau. Mức giá bán vào khoảng 2.700 – 2.800 USD/tấn.
Với mức giá trên, giá hạt tiêu đen xuất khẩu (FOB) của Ấn Độ cao hơn so với giá hạt tiêu loại chất lượng khá (FAQ) của Việt Nam. Tuy nhiên, các khách mua Mỹ và Ấn Độ không phiền lòng khi phải trả giá cao hơn cho hạt tiêu Ấn Độ vì đó là hạt tiêu ASTA loại ngon.
Các cam kết hoàn thành vào tháng 2 năm sau nên khối lượng xuất khẩu được trợ cấp sẽ đạt hạn mức vào khoảng thời gian đó. Mặc dù thời gian trợ cấp được kéo dài thêm 2-3 tháng so với ngày hoàn thành hợp đồng song cũng đã đẩy khối lượng hạt tiêu đen xuất khẩu tăng cao trong năm nay.
Theo các nguồn tin thương mại, khoản trợ cấp trị giá 49,5 triệu rupi sẽ được hoàn tất trước khi Uỷ ban gia vị xuất khẩu 7.071 tấn, kéo dài đến khoảng tháng 9. Trong đó, 25,6 triệu rupi được giải ngân gần đây dành cho 4.751 tấn hạt tiêu xuất khẩu. Tới tháng 10, Uỷ ban Gia vị đã nhận được hồ sơ xin giải ngân trợ cấp với khối lượng xuất khẩu lên tới 11.045 tấn. Ước tính, khi hạn mức trợ cấp xuất khẩu hoàn thành, các nhà xuất khẩu sẽ phải trì hoãn những cam kết mới. Một trong những nguyên do khác là thiếu nhu cầu mua từ các khách hàng phương Tây. Sau khi đã có đủ lượng dự trữ cần thiết đáp ứng cầu tiêu dùng vào dịp Noel, dự kiến phải sau tháng 1/2007 các khách hàng mới quay trở lại thị trường.
(Nguon tin: IPC)