Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đăk Lăk: Dẫn đầu về xuất khẩu cà phê
08 | 07 | 2007
Vụ cà phê 2005-2006 vừa qua (từ 1/10/2005 – 30/9/2006) cả nước đã xuất khẩu được 775.438 tấn cà phê, đạt kim ngạch 826.994.788 USD, tăng 34,5% so với niên vụ trước. Theo ông Vân Thành Huy - Chủ tịch Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, đây là niên vụ cà phê có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Trọng điểm về xuất khẩu cà phê

Là tỉnh trọng điểm về xuất khẩu cà phê của cả nước, niên vụ vừa qua, với diện tích 170.403 ha cà phê, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã xuất khẩu được hơn 292.000 tấn, chiếm 37,6% sản lượng cà phê xuất khẩu và đạt 328 triệu USD, bằng 39,6% tổng kim ngạch.

Có được thành công trên là nhờ trong năm qua, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Đăk Lăk đã biết chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu; đồng thời việc tiếp cận với phương thức kinh doanh cà phê trực tiếp qua mạng với các sàn giao dịch cà phê lớn của thế giới như LIFFE hay NYBOT cũng đã được các doanh nghiệp kinh doanh cà phê quan tâm hơn nhằm một phần hạn chế việc xuất khẩu cà phê qua khâu trung gian. Mặt khác là khi tham gia giao dịch trực tiếp với các thị trường này, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro, hạn chế thua lỗ trong kinh doanh trên thị trường thế giới.

Tỉnh Đăk Lăk hiện có 93 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân với tổng công suất chế biến hàng năm hơn 320.000 tấn; trong đó có 22 doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư công nghệ chế biến ướt, có khả năng chế biến khoảng 20% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh. Nhờ đó mà trong niên vụ vừa qua, trong tổng số 292.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu đã có tới trên 83.000 tấn cà phê chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê và một số chi nhánh của các tỉnh đóng trên địa bàn. Cà phê Đăk Lăk hiện đã có mặt trên 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, số lượng tiêu thụ chủ yếu là tại các thị trường truyền thống như Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Nhật, Hà lan, Hàn Quốc, Bỉ, Ba lan… với tỷ lệ khoảng 65% số lượng cà phê xuất khẩu.

Bên cạnh cà phê nhân, toàn tỉnh cũng có tới 16 đơn vị tham gia chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan, cà phê túi lọc… từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh nên trong niên vụ qua, các doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu được 183.000 tấn cà phê bột, 73 tấn cà phê hoà tan và cà phê túi lọc thu về trên 800.000 USD kim ngạch. Cà phê tinh chế của Đăk Lăk đã được xuất khẩu đến 8 nước trên thế giới và được khách hàng đánh giá rất cao.

Vụ cà phê 2005-2006 vừa qua (từ 1/10/2005 – 30/9/2006) cả nước đã xuất khẩu được 775.438 tấn cà phê, đạt kim ngạch 826.994.788 USD, tăng 34,5% so với niên vụ trước. Theo ông Vân Thành Huy - Chủ tịch Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, đây là niên vụ cà phê có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Trọng điểm về xuất khẩu cà phê

Là tỉnh trọng điểm về xuất khẩu cà phê của cả nước, niên vụ vừa qua, với diện tích 170.403 ha cà phê, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã xuất khẩu được hơn 292.000 tấn, chiếm 37,6% sản lượng cà phê xuất khẩu và đạt 328 triệu USD, bằng 39,6% tổng kim ngạch.

Có được thành công trên là nhờ trong năm qua, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê của Đăk Lăk đã biết chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu; đồng thời việc tiếp cận với phương thức kinh doanh cà phê trực tiếp qua mạng với các sàn giao dịch cà phê lớn của thế giới như LIFFE hay NYBOT cũng đã được các doanh nghiệp kinh doanh cà phê quan tâm hơn nhằm một phần hạn chế việc xuất khẩu cà phê qua khâu trung gian. Mặt khác là khi tham gia giao dịch trực tiếp với các thị trường này, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro, hạn chế thua lỗ trong kinh doanh trên thị trường thế giới.

Tỉnh Đăk Lăk hiện có 93 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân với tổng công suất chế biến hàng năm hơn 320.000 tấn; trong đó có 22 doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư công nghệ chế biến ướt, có khả năng chế biến khoảng 20% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh. Nhờ đó mà trong niên vụ vừa qua, trong tổng số 292.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu đã có tới trên 83.000 tấn cà phê chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê và một số chi nhánh của các tỉnh đóng trên địa bàn. Cà phê Đăk Lăk hiện đã có mặt trên 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, số lượng tiêu thụ chủ yếu là tại các thị trường truyền thống như Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Nhật, Hà lan, Hàn Quốc, Bỉ, Ba lan… với tỷ lệ khoảng 65% số lượng cà phê xuất khẩu.

Bên cạnh cà phê nhân, toàn tỉnh cũng có tới 16 đơn vị tham gia chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan, cà phê túi lọc… từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh nên trong niên vụ qua, các doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu được 183.000 tấn cà phê bột, 73 tấn cà phê hoà tan và cà phê túi lọc thu về trên 800.000 USD kim ngạch. Cà phê tinh chế của Đăk Lăk đã được xuất khẩu đến 8 nước trên thế giới và được khách hàng đánh giá rất cao.

Những hạn chế cần khắc phục

Tuy vậy, trong niên vụ vừa qua, tình hình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Thứ nhất là Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam (TCVN): 4193-2005 chưa được áp dụng rộng rãi nên chất lượng cà phê còn thấp, đặc biệt là trong khâu thu hoạch. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà người dân (chiếm trên 80% diện tích cà phê) đã thu hái không đúng kỹ thuật, hái cà phê xanh, phơi sấy chưa đúng cách… nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khâu tái chế biến, phân loại, đánh bóng…

Thứ hai là việc đầu tư công nghệ chế biến hiện đại còn chưa đồng bộ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ chế biến ướt quy mô hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn như vốn cao, xử lý chất thải kém, thu hái không đồng bộ, hái cà phê chưa đủ độ chín…nên nhiều nơi công nghệ này chưa kịp phát huy hiệu quả đã phải “trùm mền”.

Thứ ba là khâu tổ chức thu mua còn khá bất cập, việc tranh mua, tranh bán lại diễn ra ngoài vòng kiểm soát của các ngành chức năng. Vào đầu niên vụ cà phê, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk đã ra chỉ thị cấm nông dân và doanh nghiệp hái cà phê non nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ thị này không dễ chút nào vì hiện có hơn 80% diện tích cà phê là do người dân quản lý. Vốn liếng, tài sản, công sức của họ đã bỏ ra “tất tần tật” trong các rẫy cà phê này. Trước tình trạng nạn trộm cắp cà phê hoành hành ngoài vòng kiểm soát như hiện nay thì người dân phải tranh thủ tận thu để bảo đảm tài sản và miếng cơm, manh áo của họ không bị kẻ khác giành giật.

Thứ tư là việc tiếp cận phương thức kinh doanh qua mạng là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập, tuy nhiên do phương thức kinh doanh này còn khá mới mẻ nên nhiều người thiếu kinh nghiệm đã bị thiệt hại nặng, thậm chí dẫn đến phá sản. Vì vậy, để áp dụng phương thức kinh doanh tiên tiến này thì cần có một khâu “tập dượt” thật bài bản mà trước hết là cần sớm đưa Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vào hoạt động như một giải pháp mới cho ngành cà phê Việt Nam nói chung, vừa tạo ra một phương pháp kinh doanh mới, lại vừa tích luỹ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước trước khi bước ra “biển khơi” với nhiều sóng to, gió lớn.



E-Trade News
Báo cáo phân tích thị trường