Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cao su thế giới tuần 11-18/12/2006: giá biến động
31 | 08 | 2007
Giá cao su Thái Lan giảm trong tuần qua, còn cao su Indonexia và Malaysia tiếp tục tăng. Lúc này Trung Quốc vẫn chưa tham gia vào thị trường, trong khi dự trữ cao su ở Nhật Bản còn nhiều.
Bộ Thống kê Malaysia rằng xuất khẩu cao su thiên nhiên của nước này trong tháng 10/2006 giảm 19,7% so với cùng tháng năm ngoái, xuống 82.733 tấn, trong khi sản lượng cao su thiên nhiên của họ tăng 5,2% đạt 109.893 tấn và tiêu thụ trong nước giảm 1,8% xuống 30.726 tấn.
Ở Thái Lan, nguồn cung cũng đang tăng lên vì người trồng cao su tiếp tục bán hàng dự trữ ra, mặc dù mưa có thể sẽ gây khó khăn cho việc vận tải và thu hoạch mủ cao su ngắn hạn. Thái Lan vẫn đang trong giai đoạn thu hoạch mủ cao su cao điểm. Chính phủ Thái đã khuyên người trồng cao su giữ hàng lại chờ giá tăng lên, và ngay sau khi thấy giá hồi phục gần đây, họ liền bán ra, kết quả là giá lại bắt đầu giảm. Thái Lan là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% sản lượng toàn cầu, với sản lượng vẫn đang không ngừng tăng. Thái Lan đã sản xuất khoảng 3,03 triệu tấn cao su từ đầu năm tới nay, tăng so với 2,98 triệu tấn năm 2005, trong khi đó người trồng cao su vẫn đang mở rộng diện tích trồng trọt.
Nhiều người cho rằng hiện giá cao su đang ở mức sàn, mức thấp nhất, khả năng giá cao su tự nhiên hồi phục vẫn rất lớn, và có thể sẽ bắt đầu hồi phục từ quý I năm tới.  Các nhà phân tích cho biết giá cao su đang có dấu hiệu hồi phục, khi mà nhu cầu sắp tăng lên. Dự báo giá cao su thiên nhiên sẽ giảm xuống mức thấp nhất vào cuối tháng này hoặc đầu tháng tới vì mùa thu hoạch cao điểm của Thái Lan sắp qua đi. Nhiều chuyên gia ngành cao su dự báo giá cao su sẽ vẫn cao trong thập kỷ tới, vì cung dự báo sẽ chưa bắt kịp nhu cầu, trong khi nhu cầu ngày càng tăng nhanh do tiêu thụ ô tô tăng ở những thị trường mới nổi. Ngành lốp xe chiếm khoảng 75% tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu. Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên và tổng hợp toàn cầu sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2007, bằng tốc độ tăng của năm 2006, vì nhu cầu từ các khách hàng vẫn vững, bất chấp giá biến động mạnh. Tiêu thụ cao su tự nhiên và tổng hợp toàn cầu sẽ tăng tới 21,5 triệu tấn trong năm 2006, so với 20,7 triệu tấn năm ngoái. Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chủ yếu từ Thái Lan, Indonexia và Malaysia. Dự báo giá cao su tự nhiên kỳ hạn tại Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới, đạt trên 30.000 NDT/tấn vào năm 2007 do nhu cầu tăng mạnh.
Trong lịch sử, giá cao su thiên nhiên luôn bị điều tiết bởi nhu cầu, chứ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung, điều đó cho thấy nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe sẽ là yếu tố chính tác động tới thị trường cao su thế giới. Vậy có nghĩa là chỉ một biến động nhỏ trong tiêu thụ cũng có ảnh hưởng lớn tới giá. Và một khi nhu cầu vẫn mạnh, thị trường luôn cần tăng sản lượng ô tô, xuất phát từ tăng trưởng GDP và tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp.
Consortium Cao su Quốc tế (IRCo) - đại diện cho ba nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới – Thái Lan, Indonexia và Malaysia – thông báo đã sẵn sàng hạn chế xuất khẩu cao su từ tháng này, trong khi Hiệp hội Cao su Indonexia – Gapkindo - chuẩn bị cắt giảm xuất khẩu cao su nếu giá tiếp tục giảm. Theo Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo), nước này sẽ thúc giục các nhà sản xuất cao su châu Á khác tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Campuchia tiến hành cắt giảm ít nhất 10% xuất khẩu cao su trong năm tới nhằm vực giá mặt hàng này. Giá cao su SIR 20 của Indonesia đã giảm khoảng 12% so với năm ngoái, xuống còn 1,6 USD/kg, chủ yếu do nguồn cung tăng mạnh và ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động bán ra của các quỹ hàng hoá tại thị trường Tokyo. Năm 2007, sản lượng cao su của Indonesia dự đoán đạt 1,9-2,1 triệu tấn, giảm so với mức 2,2 triệu tấn năm 2006 do ảnh hưởng bởi các cơn mưa lớn diễn ra tại phía bắc đảo Sumatra. Sản lượng cao su tự nhiên của Indonexia năm 2006 ước tăng 3,5% so với năm 2005, và có thể sẽ tăng gần 30% trong 10 năm tới với chương trình hỗ trợ của Chính phủ, sẽ bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng tăng sẽ chỉ có thể đến sau năm 2010, vì cây cao su cần thời gian khá lâu mới cho thu hoạch. Sau 4-7 năm cây cao su mới bắt đầu cho mủ. Dự báo sản lượng cao su Indonexia năm 2006 sẽ đạt 2,35 triệu tấn, và đến năm 2010 sẽ đạt 2,5 triệu tấn, trước khi tăng tới 3 triệu tấn vào năm 2015 nếu chương trình của chính phủ thành công và nếu giá cao su vẫn tiếp tục cao như mấy năm gần đây. Dự báo đến 2025, sản lượng cao su Indonexia sẽ đạt 4 triệu tấn. Nếu trở thành hiện thực, Indonexia sẽ trở thành nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Sản lượng năm 2005 đạt 8,821 triệu tấn. Tính tới nay, Indonexia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, 3,279 triệu hécta cao su, xong lại là một trong những nước có năng suất cao su thấp nhất.
Giá cao su, US cent/kg, FOB:
Xuất xứ
Loại
Kỳ hạn
18/12
11/12
Thailand
RSS3
 Tháng 1/2007
170
172
 
STR20
Tháng 1
171
170-171
Indonesia
SIR20
Tháng 1
160,9-163,1 -
158,8
Malaysia
SMR20
Tháng 1
170
163


Báo cáo phân tích thị trường