Ấn Độ ban hành luật cấm xuất khẩu lúa mỳ từ năm 2007 và lệnh cấm xuất khẩu gạo từ năm 2008 nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước khi lạm phát lương thực lên cao.
Việc quay trở lại thị trường xuất khẩu lương thực của Ấn Độ do sản lượng nước này lên cao, lượng dự trữ lên gấp tới 2,5 lần so với yêu cầu hàng năm.
Một nguồn tin cho rằng chính phủ có thể quyết định cho phép xuất khẩu 500 nghìn tấn gạo thường và lúa mỳ. Các sản phẩm từ lúa mỳ cũng được phép xuất 650.000 tấn. Ngoài ra, Ấn Độ có thể sẽ bán cho Bangladesh 300.000 tấn gạo. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số chính thức.
Mặc dù cho phép xuất khẩu nhưng chính phủ vẫn sẽ ban hành các dự thảo luật bảo đảm ngũ cốc cho 1 triệu người đói nghèo trong nước.
Các nhà xuất khẩu kỳ vọng chính phủ đưa ra quyết định cao hơn đối với lượng lương thực xuất khẩu. Theo họ, lượng xuất khẩu gạo thường và lúa mỳ ít nhất phải đạt 3 triệu tấn. Các thương nhân đánh giá, Ấn Độ phải trở thành nước xuất khẩu lúa mỳ chính trên thị trường, tại đó, Mỹ xuất khẩu tới 24 triệu tấn lúa mỳ và Thái Lan xuất 8,5 triệu tấn năm ngoái.
Theo Gafin