Theo ông Lam Soon Jin, một nhà kinh tế học tại ANRPC, tổng diện tích cho mủ của các nước thành viên ANRPC có thể tăng 140 ngàn ha, lên mức 7,13 triệu ha trong năm 2011. Sản lượng từ các nước thành viên ANRPC chiếm khoảng 92% tổng cung cao su tự nhiên toàn cầu.
Dự báo sản lượng mới nhất thấp hơn mức ước tính trong tháng 6, khi ANRPC cho biết sản lượng cao su từ các nước thành viên có thể tăng 5,2%, lên mức 9,96 triệu tấn trong năm 2011. Sản lượng cao su tự nhiên tại các nước sản xuất chính tại Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2, tăng lên, đã giúp thúc đẩy nguồn cung.
Tuy mức năng suất cạo mủ tại Indonesia vẫn ở mức thấp, ông Lam Soon Jin cho biết trong tương lai, năng suất cạo mủ tại nước này có thể được cải thiện, một khi nước này tái canh, với giống cao su cho năng suất cao hơn.
Nguồn cung tăng, có thể làm giảm giá cao su tương lai, từ mức kỷ lục 535,7 Yên/kg (tương đương 6.624 USD/kg) vào tháng 2/2011. Sản lượng cao su tự nhiên của các nước thành viên ước tính tăng lên mức 10,4 triệu tấn trong năm 2012; 12,25 triệu tấn trong năm 2015 và 13,4 triệu tấn trong năm 2018.
Kim Dung AGROINFO
Theo Bloomberg