Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trước nguy cơ bị huỷ hợp đồng, hạ giá
19 | 08 | 2011
Các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang đối mặt với một khoảng thời gian khó khăn khi ngày càng có nhiều các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đang đòi hạ giá hoặc huỷ hợp đồng

Các nhà phân tích dự báo, tình hình này sẽ tiếp tục tồi tệ thêm đến cuối năm do khủng hoảng nợ công tại châu Âu và tình hình kinh tế Mỹ khó khăn.

Giá xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu đã giảm thêm khoảng 0,02 – 0,03 USD/kg trong nửa đầu tháng 8. Giá xuất khẩu trung bình sang thị trường Mỹ cũng giảm xuống mức 3 USD/kg.

Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 500 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu lên mức 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng cả về lượng và chất. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ tăng 48,8%, sang Trung Quốc tăng 60,5% và sang Canada tăng 66,2%. Tuy nhiên, mối lo ngại chính hiện nay của các nhà xuất khẩu là rất nhiều khách hàng đã huỷ hợp đồng và số khác đang yêu cầu trì hoãn giao hàng do họ thiếu khả năng thanh toán.

Theo ông Trần Thiện Lĩnh, giám đốc công ty thuỷ sản Thuận Phước, tình hình hiện nay thậm chí còn tồi tệ hơn thời điểm khủng hoảng 2008 bùng nổ, khiến các thị trường lớn giảm nhập khẩu. Sau một thời gian dài trải qua cuộc khủng hoảng và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế, người tiêu dùng thực sự giảm tiêu dùng. Theo ông Lĩnh, những nhà sản xuất – xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang gặp khó khăn kép, khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp và chi phí sản xuất nội địa tăng cao.

Trong 7 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã xuát khẩu hơn 4.300 tấn thuỷ sản, trị giá 36 triệu USD, nhưng lợi nhuận rất thấp do chi phí sản xuất quá cao.

Các nhà xuất khẩu cho biết mùa tiêu thụ thuỷ sản sẽ bắt đầu vào tháng tới. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản Việt Nam đang nỗ lực sản xuất để đáp ứng các đơn hàng đã ký và chuẩn bị cho mùa tiêu thụ cuối năm.

Đồng thời, các doanh nghiệp phàn nàn về việc phải trả chi phí cao hơn để bảo quản sản phẩm. Các doanh nghiệp đang đàm phán với các nhà kho bãi lớn nếu tình trạng không được giải quyết nhanh chóng.

Theo ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty thuỷ sản Hùng Vương, các công ty Việt Nam vẫn thận trọng, thay vì cố gắng bán sản phẩm với bất cứ giá nào, do nhiều nhà nhập khẩu đang đứng trước bờ vực phá sản và không thể thanh toán cho các nhà xuất khẩu.

Kim Dung AGROINFO

Theo fis.com


Báo cáo phân tích thị trường