Về thị trường xuất khẩu, 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang 39 thị trường, số thị trường tăng trưởng trong thời gian này chỉ chiếm 15,6%.
Hoa Kỳ - thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam, tuy nhiên kim ngạch xuất sang thị trường này lại giảm. Tháng 7/2011, Việt Nam đã xuất khẩu 117,8 triệu USD hàng gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ, giảm 3,73% so với tháng liền kề trước đó, giảm 11,87% so với tháng 7/2010. Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 744,8 triệu USD mặt hàng này sang Hoa Kỳ, chiếm 35,4%, giảm 1,19% so với 7 tháng năm 2010.
Phó chủ tịch Vietforest cho biết, năm 2011 này tại thị trường Mỹ, người tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi về thị hiếu. Trước đây nhu cầu thường tập trung chủ yếu vào đồ gỗ ngoài trời thì nay lại hướng vào đồ gỗ nội thất. Thêm nữa, thay vì chuộng các đồ gỗ cao cấp họ có xu hướng chuyển sang các mặt hàng có mức giá “bình dân” hơn. Trong khi những sản phẩm đó lại rất phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt từ đầu năm đến hết tháng 7 là 344,2 triệu USD, tăng 63,02% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu 55,4 triệu USD gỗ và sản phẩm từ Việt Nam, giảm 11,9% so với tháng 6, nhưng tăng 12,73% so với tháng 7/2010.
Theo đánh giá của Vietforest, năm 2011 nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có thể đạt tới 4,1- 4,2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010.
Tại thị trường nội địa, ngành gỗ Việt Nam đang bị lấn át bởi hàng ngoại nhập. Hiện ngành gỗ vẫn chưa khai thác được xứng tầm tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO sản phẩm gỗ của các nước nhập vào Việt Nam tăng lên đã tác động tới nhận thức phải quan tâm đến thị trường nội địa của các DN trong nước. Và để làm được điều này các DN rất cần có những chính sách khuyến khích của Nhà nước về thuế, phát triển nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật…Thêm vào đó sự hưởng ứng của người tiêu dùng trong nước cũng là yếu tố rất quan trọng. Nhưng vấn đề chính vẫn là sự nỗ lực của các DN trong việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm…
Với những nỗ lực không ngừng của các DN, hai năm gần đây thị trường nội địa của ngành gỗ đã không ngừng khởi sắc, trên thị trường hiện nay chỉ còn nhóm sản phẩm gỗ nội thất đang phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập, còn các nhóm sản phẩm còn lại như sản phẩm gỗ xây dựng, sản phẩm gỗ mỹ nghệ, sản phẩm gỗ cho giáo dục, văn hoá…các DN Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh được thị trường./.
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7, 7 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
% tăng, giảm KN so T6/2011
|
% tăng giảm KN so T7/2010
|
% tăng giảm KN so cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Canada
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nam Phi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo Vinanet