Hội thảo gồm 2 phần. Phần 1: CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) ở các nước đang phát triển. Nội dung của phần 1 sẽ tập trung so sánh và đối chiếu tính bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, các đại biểu sẽ thảo luận về: các mô hình phát triển bền vững của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp khác nhau như thế nào trên toàn thế giới; khảo sát những xu hướng của các doanh nghiệp bền vững và đáng tin cậy đối với các nước khác nhau; phần đáy của mô hình kim tự tháp (bao gồm cả doanh nghiệp) tiếp cận để làm kinh doanh với người nghèo; bài học thực tế từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Argentina, Kenya, Nigeria và Mexico.
Phần 2: Tương lai của CSR. Mục đích của phần này là để xem xét sự phát triển của tính bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp; doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để hoạt động có hiệu quả hơn. Theo đó, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về: 5 thời kỳ và giai đoạn của CSR, bao gồm CSR mang tính phòng ngự, CSR mang tính chất từ thiện, xúc tiến, chiến lược và CSR mang tính thay đổi; 3 thất bại của CSR 1.0, bao gồm các phương pháp tiếp cận CSR vì lợi nhuận, mang tính chất ngoại vi và phi lợi nhuận, và sự xuất hiện của CSR 2.0; 5 nguyên tắc của CSR 2,0, bao gồm tính sự sáng tạo, khả năng mở rộng, khả năng đáp ứng, tính toàn cầu địa phương và sự tuần hoàn; những bài học thực tế của CSR 2.0 từ khắp nơi trên thế giới.
Diễn giả chính tham gia chia sẻ trong Hội thảo là GS.TS Wayne Visser. Ông là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản lý và điều hành các doanh nghiệp lớn về CSR. Ông vừa là nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại Học hàng đầu thế giới Cambridge vừa là Giám đốc điều hành của một Công ty tư vấn và đào tạo CSR cho các công ty hàng đầu thế giới ở London.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt nhất về dài hạn là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam. Đây cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại./.
Tổng hợp