Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trao đổi về: Bảo hiểm nông nghiệp (tiếp theo)
27 | 08 | 2011
Tiếp tục vấn đề BHNN, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi vớiThạc sỹ Hoàng Bích Hồng – Phó Trưởng khoa Bảo hiểm trường Đại Học LĐXH
Quy mô làm BHNN của những đối tượng tham gia BHNN của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ nên khó khăn về mặt phương thức, có chế pháp lý. Chúng ta cần bổ sung thêm những ý kiến gì trong vấn đề này?
Bà Hoàng Bích Hồng:
-          Như đã biết, BHNN ở Việt Nam thời gian qua triển khai kém hiệu quả. Thêm một nguyên nhân nữa đó là khung pháp lý cho BHNN vẫn chưa được hoàn thiện. BHNN khác hoàn toàn so với các loại hình bảo hiểm khác vì loại hình này rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro về thiên tai thì ngay trong các sản phẩm nông nghiệp cũng mang tính rủi ro cao. Ví dụ như ảnh hưởng của quy luật đồng biến hay dị biến… chính vì thế cần có những cơ chế hỗ trợ đặc biệt riêng cho BHNN.
-          Vấn đề nhận thức và thói quen cũng ảnh hưởng tới việc tham gia BHNN của bà con nông dân. Khi bà con chưa có tiềm thức trong đầu là phải tham gia BHNN nếu rủi ro trong sản xuất xảy ra.
Chỉ với 2 doanh nghiệp như vậy, liệu có hơi ít không, thưa bà Hồng?
Bà Hoàng Bích Hồng:
-          Qua phóng sự vừa rồi, chúng ta thấy: qua 20 năm thực hiện BHNN thì không có doanh nghiệp nào thành công trong lĩnh vực này. Các công ty tham gia trong thời gian ngắn và dường như cũng không mặn mà với việc này, bởi chi phí bảo hiểm rất cao và rủi ro là rất lớn. Và để thực hiên thành công BHNN thì doanh nghiệp BHNN phải có một vai trò rất lớn, là yếu tố quyết định.
-          Để doanh nghiệp mặn mà với việc này thì Nhà nước cần có những cơ chế đối với họ, không chỉ có cơ chế hỗ trợ bà con nông dân. Bởi trước khi bắt tay vào thực hiện BHNN thì các doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn để đánh giá rủi ro, xây dựng xác định phí. Nhà nước cần có hỗ trợ để trước mắt doanh nghiệp không thấy họ bị lỗ.
-          Trong hoạt động bảo hiểm thì có một phần rất quan trọng đó là tái bảo hiểm. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo về mặt tài chính để tránh rủi ro. Hầu như trong BHNN thì hoạt động tái bảo hiểm không được thực hiện. Và các công ty tái bảo hiểm không muốn nhận các loại hình tái bảo hiểm từ nông nghiệp. Cần có cơ chế để tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp khi tham gia BHNN và Nhà nước phải như một “nhà tái bảo hiểm” cho các doanh nghiệp.
-          Một điều nữa mang tính chất xã hội là cần tuyên truyền vận động các doanh nghiệp tham gia BHNN chấp nhận chưa có lãi để sau này có thể thu lãi tốt hơn. Điều này đòi hỏi phải cáo giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Về phái các doanh nghiệp tham gia BHNN cần tích cực tham gia.
BHNN ngoài tính chất của một mô hình bảo hiểm thì cũng mang tính chất xã hội cao, đòi hỏi vai trò điều phối và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Về phía các doanh nghiệp thì họ cũng đặt ra mục tiêu kinh doanh lợi nhuận. Thời gian gần đây đã có những mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà phân phối các sản phẩm nông nghiệp như trường hợp của PVF Sico và PVI về bảo hiểm phân đạm cho người dân thông qua kênh bảo hiểm PVI.
Bà đánh giá như thế nào về mô hình hợp tác như vậy? Đây có phải là một hướng đi tốt hay không?
Bà Hoàng Bích Hồng:
-          Mô hình hợp tác giữa nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp với doanh nghiệp bảo hiểm hoặc với người nông dân là điều rất tốt, là tiền đề mang lại sự thành công cho việc thực hiện BHNN. Thông qua hợp tác thì nhà nông và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có được sự giúp đỡ của các nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp, và tạo ra được sự bắt buộc phải tham gia BHNN đối với bà con nông dân.
-          Tuy nhiên tại Việt Nam thì mô hình này cũng gặp phải những khó khăn. Vì chúng ta chưa có những nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp chuyên nghiệp. Để tiến hành triển khai đồng bộ liên kết nêu trên sẽ có những khó khăn nhất định.
Phát triển BHNN là phát triển ngành nông nghiệp và cũng nằm trong chiến lược lớn hơn rất nhiều trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Và trong dài hạn, cơ chế như thế nào là phù hợp cho phát triển nền nông nghiệp Việt Nam thưa bà Hồng?
Bà Hoàng Bích Hồng:
-          Cần phải hoàn thiện được khung pháp lý, và cơ chế phối hợp của các bên liên quan như Nhà nước – nhà nông – doanh nghiệp bảo hiểm – các doanh nghiệp phân phối sản phẩm. kể cả với các tổ chức như Hội nông dân.
-          Thêm vào đó là cơ chế chính sách hỗ trợ về tài chính của Nhà nước đối với hoạt động BHNN này. Ví dụ như bà con nông dân gặp khó khăn khi bị thiên tai dịch bệnh thì được Nhà nước khoanh nợ, giãn nợ thì bà con nông dân yên tâm sản xuất. Nên chuyển từ hỗ trợ sau rủi ro sang hỗ trợ trước rủi ro đó là hỗ trợ cho bà con tham gia BHNN và cho họ thấy được lợi rất nhiều khi chỉ ngồi đó nhận hỗ trợ của Nhà nước sau rủi ro. Khi tạo được những động lực như vậy thì người dân sẽ sẵn sàng tham gia hơn.
-          Chúng ta cũng cần đa dạng hóa các phương thức bảo hiểm cho phù hợp với nền nông nghiệp của nước nhà. Từ trước chúng ta luôn thực hiện theo cách truyền thống khi gặp rủi ro mới hỗ trợ trên đánh giá thiệt hại. Trên một vài quốc gia khác, có một hình thức bảo hiểm khác đó là bảo hiểm theo chỉ số. Ví dụ như theo mực nước sông, nếu mực nước lên cao quá mức thì bà con sẽ được hưởng sự hỗ trợ khi mực nước sông đó gây hại cho sản xuất, chẳng hạn lụt lội. ưu điểm là tiến hành trên diện rộng, tranh được trục lợi. Như cách truyền thống thì các doanh nghiệp không đánh giá được mức thiệt hại thực sự của bà con nên khó bồi thường gây rạn nứt mối quan hệ giữa 2 bên. Tuy nhiên để xây dựng được bộ chỉ số đánh giá như trên phải bỏ ra công sức rất lớn để nghiên cứu về thời tiết, về môi trường… . Chúng ta nên phối kết hợp các loại hình khác nhau để áp dụng cho từng vùng miền, từng sản phẩm đặc thù để phù hợp nhiều hơn với bà con nông dân.
Agroinfo - InfoTV


Báo cáo phân tích thị trường