Liệu ngành cá tra Việt Nam có rút ra bài học sau khó khăn này? Cả khâu sản xuất lẫn kinh doanh cần phải hợp tác chặt chẽ, vì sẽ không thể thành công khi hành động đơn lẻ.
Hiện các nhà nhập khẩu cá tra Việt Nam tại hai thị trường lớn EU và Mỹ đang đổ xô tìm nguồn cung cấp cá tra để chuẩn bị cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới, và họ sẵn sàng chào mua với giá cao hơn 20% so với hồi mùa hè. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam không thể cung cấp cá do các đại lý thu mua cá cho các nhà máy chế biến từ chối mua cá của người nuôi với mức giá để họ có thể hòa vốn nhằm mục đích thu lời riêng.
Tháng trước, các đại lý không thu mua cá tra với mức giá đã thỏa thuận từ trước và ép người nuôi giảm giá. Nhằm gỡ lại vốn, người nuôi vẫn phải thu hoạch cá đúng hạn để bán nhưng không tiếp tục thả nuôi. Việc người nuôi cá tra chấp nhận bỏ nuôi còn hơn chịu bán lỗ là điều không nằm ngoài dự đoán, nhất là khi chi phí nuôi cá ngày càng tốn kém. Giá cá tra giống và thức ăn cho cá tăng đến 30%, trong khi lãi suất vay vốn đang tăng chóng mặt.
Thậm chí cả khi người thu mua thay đổi thái độ và chấp nhận mua cá với giá cao hơn thì người nuôi cũng không kịp sản xuất cá đáp ứng nhu cầu trong dịp Giáng sinh tới. Cá tra tuy là loài lớn nhanh nhưng phải mất đến 6 tháng để cá đạt khối lượng chuẩn 1,5 kg.
Tóm lại, không chỉ riêng nhà chế biến thiếu nguyên liệu sản xuất mà nhà nhập khẩu cũng buộc phải tìm nguồn cá thịt trắng thay thế, và ai có thể khẳng định rằng họ còn muốn quay lại tiêu thụ cá tra khi loài này có bán trên thị trường?
Tình cảnh này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp ngư dân nuôi quá nhiều cá mà không cần tính đến nhu cầu thu mua của doanh nghiệp. Đến nay tình hình đã đảo ngược, doanh nghiệp đang “đói” cá và phải trông đợi vào người nuôi. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nông dân buộc phải ngừng nuôi, gây ra khan hiếm nguyên liệu và chẳng có ai được lợi lộc gì.
Bản thân doanh nghiệp cần phải hiểu rằng quan trọng nhất là duy trì ổn định nguồn nguyên liệu với giá ổn định chứ không phải cố gắng kiếm lời nhanh chóng.
Mới đây, do nguyên liệu khan hiếm, Việt Nam đã hạ mức dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay xuống còn 6 tỉ đô la, giảm 100 triệu đô la so với dự báo trước đây.
TỐP 20 THỊ TRƯỜNG NK CÁ TRA
VIỆT NAM 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
|
STT
|
THỊ TRƯỜNG
|
KL (tấn)
|
GT
(triệu USD)
|
1
|
Mỹ
|
45.944
|
161,206
|
2
|
Tây Ban Nha
|
22.701
|
59,265
|
3
|
Hà Lan
|
20.058
|
58,185
|
4
|
Đức
|
20.091
|
56,967
|
5
|
Mêhicô
|
21.024
|
52,742
|
6
|
Braxin
|
13.908
|
34,362
|
7
|
Nga
|
14.342
|
33,647
|
8
|
Ảrập Xêut
|
15.236
|
33,477
|
9
|
Ôxtrâylia
|
8.716
|
28,239
|
10
|
Ai Cập
|
11.717
|
24,727
|
11
|
Canađa
|
7.769
|
24,568
|
12
|
Italia
|
8.664
|
22,404
|
13
|
Côlômbia
|
9.400
|
22,353
|
14
|
Hồng Kông
|
10.499
|
22,217
|
15
|
Ba Lan
|
9.961
|
21,969
|
16
|
Anh
|
6.946
|
21,580
|
17
|
Xingapo
|
8.532
|
21,060
|
18
|
UAE
|
8.663
|
20,256
|
19
|
Ucraina
|
7.862
|
17,243
|
20
|
Bỉ
|
5.600
|
17,165
|
Theo TBKTSG