Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá trị tiếp tục tăng nhưng sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam bắt đầu giảm
26 | 10 | 2011
Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng nhưng sản lượng xuất khẩu đã bắt đầu giảm. Từ 1/10 – 20/10, Việt Nam đã xuất khẩu 232.773 tấn gạo, trị giá 125 triệu USD (giá FOB). Kim ngạch xuất khẩu gạo từ 1/1/1011 đến 20/10/2011 đạt tổng 6,111 triệu tấn, tương đương 2,9 tỷ USD (giá FOB).

Trong tuần từ 14/10 – 20/10, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 112.066 tấn, tăng 83.730 tấn so với tuần từ 7/10 – 13/10 và tăng 36.977 tấn so với tuần từ 1/10 – 6/10. Tuy nhiên, điều này không có gì bất thường do theo chu kỳ, kim ngạch xuất khẩu thường tăng cao vào cuối tháng. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đã liên tục tăng trong vài tháng qua, nhưng gần đây, lượng xuất khẩu đã giảm. Trong tháng 6, giá xuất khẩu trung bình là khoảng 468 USD/tấn, trong tháng 7 là 479 USD/tấn, trong tháng 8 là 485 USD/tấn, trong tháng 9 là khoảng 520 USD/tấn và trong tháng 10, tính đến nay là 540 USD/tấn.

Trong ngày 24/10, giá gạo 5% của Việt Nam chào bán ở mức quanh 515 USD/tấn. Việt Nam đã xuất khẩu 697.642 tấn tính đến cùng thời điểm này trong tháng 8 và giảm xuống mức 352.581 tấn đến cùng thời điểm này trong tháng 9.

Một nhà xuất khẩu gạo tại Việt Nam cho biết giá xuất khẩu tăng là một gánh nặng do những nhà xuất khẩu không thể thu mua đủ gạo để giao hàng cho đến sau khi một hợp đồng được ký kết.

Do lượng xuất khẩu đang trong khuynh hướng giảm và Việt Nam chỉ thiệt hại khoảng 20 ngàn tấn gạo do lũ lụt, động lực nào sẽ đẩy giá gạo tiếp tục tăng cao? Một phần động lực có thể đến từ chương trình thu mua gạo của Thái Lan. Tuy nhiên, rõ ràng tình trạng đầu cơ tích trữ là nguyên nhân chính khiến lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam suy giảm. Các nhà đầu cơ đang tăng cường thu mua gạo do dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng cao; trong khi đó, nông dân không bán gạo và những người tiêu dùng đang mua gạo bán lẻ để đối phó với tình trạng giá gạo ngày một tăng cao, càng làm đẩy cao tình trạng đầu cơ tại thị trường nội địa.

Theo Oryza



Báo cáo phân tích thị trường