Arroz con Leche – Bánh pudding gạo truyền thống tại các nước Nam Mỹ
Bánh pudding gạo là một món tráng miệng truyền thống tại các quốc gia trên thế giới. Món tráng miệng hết sức phổ biến này được chuẩn bị cho những mùa lễ hội tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tại Anh, công thức làm bánh pudding gạo lâu đời nhất được ghi nhận vào đầu thế kỷ 17 và những người di cư châu Âu đã mang nó đến châu Mỹ.
Bánh gạo pudding đặc biệt phổ biến tại Nam Mỹ. Một loại bánh pudding được chế biến tại các quốc gia Nam Mỹ là Arroz con Leche, nghãi là “gạo với sữa” trong tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, công thức chế biến món bánh này có nhiều loại nguyên liệu hơn, bao gồm: quế, vỏ chanh hoặc cam, nho khô, đường, bơ, vanilla và một ít đường. Đầu tiên, sữa, gạo, thanh quê, vỏ cam hoặc chanh và đường được cho vào một cái nồi và đun nóng lên, đảo liên tục. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đổ ra, bơ và vanilla sẽ được cho vào nồi. Món tráng miệng này hoàn thành sau khi thêm đường và trang trí bằng một ít bột quế. Thông thường gạo hạt ngắn là loại gạo được dùng làm bánh Arroz con Leche do loại gạo này giúp món tráng miệng nhìn mịn hơn.
Sau lũ, nấm tấn công đe dọa vụ gạo còn sót lại tại Myanmar
Sau khi những trận lũ nghiêm trọng trong tháng 6 – 9, những người trồng lúa tại Myanmar lại phải đương đầu với một mối nguy hại khác là một loại nấm phá hoại mùa màng và lây lan rất nhanh. Một nông dân cho biết ông đã gieo giống trên diện tích hơn 20ha nhưng lũ đã làm thiệt hại hơn 12 ha và diện tích lúa còn lại đang bị loại nấm này tấn công.
Loại nấm than này thường tấn công ruộng lúa trong thời điểm này trong năm. Để tránh lan rộng, theo tư vấn của chuyên gia tại Hiệp hội ngành lúa gạo Myanmar (MRIA), nông dân phải chôn lấp đi diện tích lúa bị bệnh và phun thuốc diệt nấm tại những khu vực chưa chịu ảnh hưởng.
Một số nông dân cho rằng ảnh hưởng tiêu cực của lũ lụt và dịch bệnh trên lúa ngày càng trầm trọng bởi chỉ một số ít nông dân ký hợp đồng với các công ty. Những nông dân trồng lúa đã kêu gọi sự trợ giúp từ MRIA để cứu lúa và cơ quan này đã hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chính, nhưng không thể cung cấp các khoản cho vay trực tiếp.
Sản xuất gạo tăng tại Namibia
Mối quan tâm về sản xuất gạo đang tăng nhanh tại Namibia, quốc gia nằm ở phía Tây Bắc của Nam Phi, khi một triển lãm gần đây về quy trình sản xuất gạo tại Đại học Namibia thu hút chú ý của công luận.
Người dân và trường học địa phương tham gia vào buổi triển lãm gần đây tại ký túc xá trường đại học Ogongo. Trong buổi triển lãm, quá trình gieo cấy, xay xát và marketing được các thành viên trình bày. Buổi thuyết giảng tại đại học Ogongo cho thấy trồng lúa không khó và không cần những thiết bị tiên tiến. Đồng thời, lúa cũng được thu hoạch y như mahangu và lúa miến. Nhưng sản xuất gạo tại nước này chỉ là một lựa chọn thêm, chưa thể thay thế mahangu tại nước này.
Ecuador cung cấp bảo hiểm mùa vụ cho những người trồng lúa
Những người trồng lúa tại Ecuador đang nhận được bảo hiểm mùa vụ từ Cơ quan an ninh nông nghiệp (Unisa). Động thái này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho nông dân, khi họ đang phải chống chọi với dịch ốc sên trên đồng ruộng.
Những người trồng lúa tại quốc gia này chủ yếu đối mặt với rủi ro cháy, sương giá, mưa đá, gió mạnh, hạn hán, lũ lụt, vật hại không thể kiểm soát và dịch bệnh. Khoản bảo hiểm, nhắm đến đối tượng nông dân vừa và nhỏ, sẽ dựa trên cơ sở chia phần; theo đó, chính phủ hỗ trợ 60% chi phí mùa vụ và phần 40% còn lại sẽ do những người trồng lúa chịu.
Loại bảo hiểm này được xã hội hóa bởi Bộ nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản (MAGAP). Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng tham gia một phần vào Hệ thống an ninh nông nghiệp. Người đứng đầu Cơ quan an ninh nông nghiệp nước này cho biết ngành gạo là một ngành quan trọng tại Ecuador do tiêu dùng gạo cao.
Vụ thu hoạch muộn tại California
Vào tháng 11 nhưng vụ thu hoạch lúa gạo vẫn chưa hoàn tất tại California do nhiệt độ mùa hè mát mẻ hơn thường lệ. Tuy nhiên, một nông dân trồng lúa cho biết dù thu hoạch muộn do lúa chậm tăng trưởng nhưng thời tiết mát giúp tăng sản lượng gạo. Vụ thu hoạch muộn vào tháng 11 có thể gặp nguy hiểm do mưa thường tăng mạnh vào cuối năm. Năm 2011, cơn bão tràn vào khu vực này hồi đầu tháng 10 đã gây thiệt hại một phần vụ lúa. Do đó, những người nông dân tại khu vực này phải thu hoạch lúa trong điều kiện khô ráo, bảo quản trong nhà kho có máy sấy khô, nhưng sẽ khiến tiến độ thu hoạch chậm hơn và chi phí cao hơn.
Ruộng nổi sẽ cứu nông dân trồng lúa vào mùa lũ
Các nhà khoa học tại PhilRice đang nghiên cứu về ruộng nổi – với một bè tre kích cỡ 4x1m dài dùng để trồng rau, đậu và có thể cả gạo. Công nghệ mới này được đánh giá là có triển vọng cao.
Đây cũng là một lựa chọn dễ làm so với cách trồng cấy truyền thống đã thành công tại những nước như Indonesia và Bangladesh, hiện đang được nghiên cứu bởi PhilRice. Ruộng nổi sẽ có độ dày khoảng 15cm, trong đó chứa đất, phân bón hữu cơ và vỏ gạo carbon hóa.
Công nghệ này có thể cung cấp một nguồn lương thực bổ sung cho nông dân, đồng thời có thể dùng làm nơi chứa cá tại các hồ nuôi cá trong thời tiết nóng và quan trọng nhất, làm giảm thiệt hại gây ra do lũ, giúp nông dân thích nghi với biên đổi khí hậu.
Theo gappingworld