Quy định bắt đầu có hiệu lực sau ngày 1/10 năm 2011 và giảm số lượng nhà xuất khẩu gạo Việt Nam được cấp phép từ khoảng 200 xuống còn140; trong đó, 70 nhà xuất khẩu này đều có nhà máy xay xát và kho dự trữ gạo sẵn có. Những nhà quan sát cho rằng 70 nhà xuất khẩu được cấp phép nhưng không có nhà máy xay xát và kho dự trữ gạo riêng đang làm lũng đoạn thị trường; trong khi đó, những nhà xuất khẩu này lập luận rằng họ chỉ đang đấu tranh để giành một phần miếng bánh xuất khẩu.
Một nhà giao dịch cho biết giá chào bán gạo Việt có khoảng giá rộng và những giá chào thấp hơn đến từ các công ty không có gạo để bán. Ngoài ra, những công ty có giá chào cao hơn vẫn có khả năng ký hợp đồng do có lượng khác hàng ổn định. Với những công ty không được cấp phép, họ sẽ hướng khách hàng tới những công ty đã được cấp phép và nhận phí trung gian. Giao dịch chồng chéo và qua trung gian gây ra khó khăn trong xác định giá và người bán – người mua cũng khó tìm thấy nhau.
Đồng thời, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ và Pakistan khi giá gạo chào bán của các nhà cung cấp này rẻ hơn. Cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới ngày một tăng lên.
Theo gappingworld