Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TOR ĐƯA TIN LÊN TRUYỀN HÌNH
19 | 09 | 2011
Một trong những giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đang được đẩy mạnh là hợp tác công tư (PPP). Hợp tác công tư không những giúp thu hút nguồn lực tài chính mà còn tận dụng được công nghệ, quản lý và thị trường của thành phần kinh tế tư nhân
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
ĐƯA TIN LÊN TRUYỀN HÌNH
Hội thảo “Triển vọng liên kết công tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam”
 
1.      Đặt vấn đề:
Kể từ khi đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, đầu tư cho khu vực nông nghiệp chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy trong thời gian tới, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là một ưu tiên lớn của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế.
Một trong những giải pháp thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đang được đẩy mạnh là hợp tác công tư (PPP). Hợp tác công tư không những giúp thu hút nguồn lực tài chính mà còn tận dụng được công nghệ, quản lý và thị trường của thành phần kinh tế tư nhân
Ngày 9-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế PPP theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg , quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động... Mô hình hay hình thức PPP kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ công với hiệu quả của một hay nhiều doanh nghiệp tư nhân cho phép các chính quyền địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc doanh nghiệp tư nhân góp vốn và chấp nhận chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro với nhà nước trong các dự án công đang là xu hướng hợp tác tại nhiều quốc gia.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT và 12 Tập đoàn, Doanh nghiệp quốc tế (Metro Cash and Cary, Nestle, Unilever, Sygenta, Foods, Pepsi, Yara International, Monsanto, Bunge, …) đã nhất trí thành lập “Nhóm công tác đối tác công-tư nông nghiệp” nhằm nâng cao phát triển sản xuất, duy trì ổn định thị trường của một số mặt hàng chủ lực nông nghiệp Việt Nam trong đó có cà phê, chè, thủy sản, rau quả và các cây trồng khác.
Để cập nhật tiến trình thực hiện liên kết công tư trong lĩnh vực nông nghiệp và thảo luận các giải pháp tăng cường hiệu quả liên kết các bên tham gia, ngày 5/10/2011 Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo quốc tế về “Triển vọng liên kết công tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam” với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương; các tỉnh sản xuất nông nghiệp điển hình; các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài; các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan truyền thông.
Trong Hội thảo này, Trung tâm cần phối hợp với một đơn vị truyền thông để đưa tin lên truyền hình về Hội thảo.
2.      Yêu cầu hoạt động:
- Đưa 4 tin lên một số kênh truyền hình như VTV1, TTXVN, VITV, VTC16,…
- Mỗi tin dài từ 1-3 phút
- Nội dung tập trung vào một số điểm chính sau:
  • Giới thiệu chung thực trạng đầu tư trong nông nghiệp và liên kết công tư tại Việt Nam hiện nay
  • Nêu vấn đề và ý nghĩa của liên kết công tư là một việc làm mong muốn của nhiều người, nhiều ngành.
  • Giới thiệu ý nghĩa, giá trị của liên kết công tư
  • Giới thiệu mô hình liên kết công tư trong nông nghiệp
  • Nêu sự cần thiết cần phải có liên kết công tư trong nông nghiệp
  • Những khó khăn trong liên kết công tư
- Trong bản tin có sự ý kiến của một số đại biểu tham dự hội thảo
3.      Công việc triển khai
- Cùng Trung tâmlàm việc với chuyên gia trước khi lên hình
- Liên hệ với các đài truyền hình, báo chí
- Liên hệ để đưa tin lên các chương trình truyển hình
- Làm việc trước với biên tập viên của chuyên mục để thống nhất nội dung đưa tin
- Theo dõi trong suốt quá trình ghi hình và kiểm tra phát sóng đảm bảo đúng yêu cầu kịch bản về hình thức và nội dung
4. Sản phẩm mong đợi:
- 04 bản tin phát trên truyền hình như VTV1, TTXVN, VITV, VTC16,…
5. Thời gian thực hiện: tháng 10 năm 2011
6. Yêu cầu đối với đơn vị thực hiện:
- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông.
- Có đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao.
- Có mối quan hệ tốt với các kênh truyền hình trong đó có VITV, TTXVN, VTV1, VTC16.


Báo cáo phân tích thị trường