Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ quan tâm đến chế biến hạt điều
11 | 09 | 2012
Theo các quan chức tại Đại sứ quán Ấn Độ , nước này đang xem xét thành lập một nhà máy chế biến hạt điều tại Campuchia để hạn chế xuất khẩu từ nước thứ ba sang Ấn Độ.

Ông Dinesh Patniak, đại sứ quán Ấn Độ tại Campuchia cho biết Camphuchia sản xuất tương đối nhiều hạt điều và lượng hạt điều thô này được đưa sang Việt Nam để chế biến sau đó mới xuất sang Ấn Độ.


“Chúng tôi nghĩ rằng tại sao hạt điều lại được xuất khẩu sang Ấn Độ từ Việt Nam. Tại sao chúng tôi không tới Campuchia và xây dựng một nhà máy chế biến ở đây .’’


“ Do vậy, chúng tôi đã cử các đại diện đến Campuchia để kiểm tra khả năng thực hiện nghiên cứu và xác định địa phương nào có nhiều điều nhất và chúng tôi nên lập nhà máy ở đâu.”


Ông Patniak không cho biết ai là người thực hiện nghiên cứu, cũng như những công ty nào tham gia vào việc thành lập nhà máy chế biến.
Phòng Thương mại Ấn Độ vừa mở một chi nhánh tại Phnom Penh vào tuần trước, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước, trong khi đó Ấn Độ đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở quốc gia này, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.


Ông  Sorasak Pan, Bộ trưởng bộ thương mại Campuchia cho biết thương mại giữa hai nước gần đây đã được cải thiện đáng kể từ khi thành lập phòng thương mại Ấn Độ.


Sorasak nói “Chúng tôi hy vọng sẽ được làm việc trực tiếp với Ấn Độ trong tương lai, có thể là về chế biến hạt điều và các nông sản khác mà bình thường  phải phụ thuộc vào một nước thứ 3.”


Ông cho biết, trong cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Xiêm Riệp tuần trước, Bộ trưởng thương mại hai nước đã bàn bạc làm thế nào để tăng cường quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia. Việc thành lập một nhà máy chế biến hạt điều là một đề xuất. Sorasak nói: “Chúng tôi hy vọng rằng với sự hỗ trợ từ cả hai Bộ trưởng, chúng tôi có thể đạt được mục tiêu này nhanh chóng”.


Cam-pu-chia chủ yếu nhập khẩu thực phẩm và dược phẩm từ Ấn Độ và xuất khẩu nguyên liệu thô sang Ấn Độ, ông cho biết.


Theo phòng thương vụ của Kampot, đây là một trong những địa điểm tiềm năng để xây dựng nhà máy chế biến, vì ở đây tập trung một số lượng lớn cây điều.
Tỉnh Kampot đã trồng được hơn 24.000 ha cây điều, thu hoạch khoảng 17.200 tấn hạt một năm.


Srie Hongly, một thương nhân điều tại tỉnh Kampong Cham cho biết, hôm qua bà đã mua điều của nông dân để thực hiện đơn hàng xuất khẩu hàng ngàn tấn hạt điều sang Việt Nam mỗi năm. Tuy nhiên, bà hoài nghi về khả năng việc thiết lập nhà máy chế biến tại Campuchia có thể làm giảm xu hướng xuất khẩu điều sang Việt Nam vì đây vốn là một thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Campuchia.


Đào Thanh Huyền- Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược-Chính sách
Dịch từ nguồn: 
http://www.phnompenhpost.com



Báo cáo phân tích thị trường