Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan khôi phục các rừng đước cho nuôi tôm
26 | 09 | 2016
Trong nhiều năm qua, người nông dân Noppadol Tawee đã phải sống với nỗi sợ hãi khi thức giấc và thấy tất cả tôm trong hồ nuôi chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Ông Noppadol, một nông dân nuôi tôm tại Kanchanadit, một quận thuộc tỉnh Surat Thani tại miền Nam Thái Lan, tôm thường nhiễm bệnh và ông đã mất toàn bộ ao nuôi vài lần. Trong một số năm, ông có thể kiếm được rất nhiều tiền, đồng thời, có năm ông lại mất trắng. Những người hàng xóm khuyên ông về giải pháp cho vấn đề nuôi tôm là một loại cây: cây đước. Nhiều năm trước đây, trước khi nuôi tôm phát triển tại khu vực này, các rừng đước đã trải dài khắp bờ biển tại khu vực này, là mái nhà của hàng chục loại sinh vật biển, bao gồm tôm, cá nhỏ và cua.

Cây đước được biết đến nhờ khả năng làm sạch nguồn nước, nuôi dưỡng hàng loạt sinh vật biển, cũng như là khu dự trữ carbon khổng lồ. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, chính phủ Thái Lan đã thúc đẩy sản xuất tôm thâm canh và bán thâm canh. Hoạt động nuôi phát triển nhanh chóng tại các khu vực ven biển, đưa Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới và là một trong những nước sản xuất tôm lớn trên thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng này phải trả bằng cái giá của hàng ngàn hectar rừng đước, một hệ thống sinh thái trù phú và phức tạp bao gồm nhiều loại thực động vật và vi sinh đa dạng, bị phá hủy.

Ông Noppadol đã làm theo lời khuyên của những người láng giềng, trồng cây đước. “Kể từ khi tôi trồng đước trong các hồ nuôi tôm, tôm không còn bị chết nữa.” Người nông dân này cũng đã ngừng sử dụng kháng sinh và phân bón cho nguồn nước, đồng thời ngừng cho tôm ăn các thức ăn nhân tạo. “Lũ tôm có được tất cả mọi thứ chúng cần từ những cây đước.”

Theo ông Jim Enright, điều phối viên tại châu Á trong Mangrove Action Project (MAP), một tổ chức NGO hoạt động nhằm khôi phục các rừng đước, đã giải thích tầm quan trọng của rừng đước trong khu vực này: “Chúng tôi thường ví các rừng đước như một siêu thị cho người dân địa phương bởi chúng phát triển các nguồn cung ứng thực phẩm, nơi trú ẩn và thuốc. Mọi người phụ thuộc vào rừng đước nhờ tất cả những công dụng này, đặc biệt là trong các cộng đồng sản xuất thủy sản địa phương.”

Theo dữ liệu công bố bởi World Resources Institute, thế giới mất khoảng 9.000 – 25.000 ha đước hàng năm từ 2001 – 2012. Một báo cáo từ Environmental Justice Foundation nhấn mạnh rằng: “Bằng chứng cho thấy nuôi tôm góp phần chính trong việc mất đi những rừng đước trên toàn cầu, và tại một số nước, nuôi tôm được xem là nguy cơ lớn nhất đối với các hệ thống sinh thái này.” Báo cáo ước tính 38% rừng đước gần đây bị mất đi là do phát triển hoạt động nuôi tôm.

Giống như tại nhiều khu vực khác trên thế giới, việc mất đi tính đa dạng sinh học và mật độ nuôi thủy sản tại Kanchanadit phải trả bằng chi phí môi trường, gây ra những đợt bùng phát dịch bệnh thường xuyên trong các hồ nuôi, như các hồ nuôi mà người nông dân Noppadol phải gánh chịu.

Các hộ nuôi tôm thâm canh sử dụng kháng sinh, các loại phân bón, thuốc BVTV, mà tại Thái Lan, thường được xả thằng vào nguồn nước mà không qua xử lý trước.

Theo Preecha Danchulchai, một người nuôi hàu cách bờ biển vài mét, cho biết họ gặp phải rất nhiều vấn đề do nước xả thải từ các hồ nuôi. Cá chết và ngư dân không khai thác được thủy sản, và họ cũng không nuôi được hàu thêm nữa.

Bộ Thủy sản Thái Lan chưa bình luận về các quy định môi trường của ngành tôm, cho rằng luật mới nhất liên quan đến ngành này mới được phê duyệt vào cuối năm 2015 và vẫn đang dự thảo một luật mới cùng với các văn bản hướng dẫn triển khai luật.

Hiệp hội tôm Thái Lan, đại diện cho những người nuôi tôm tại Thái Lan, cũng không phản ứng trước các thông tin trên.

Từ phía những người dân Kanchanadit, rừng đước đã là giải pháp tự nhiên cho tất cả những vấn đề của họ. Từng bước, từng bước, những hồ uôi tôm cũ bắt đầu chuyển vào các rừng đước khi những cây đước lan khắp bờ biển.

Một số nông dân quay trở lại sản xuất khi họ nhận thấy hàng xóm làng giềng đang sản xuất tốt. Và theo người nông dân Supasit Intrapirom, ông đã bỏ nuôi tôm vài năm trước nhưng giờ đây khi quay trở lại nuôi tôm, ông đã ngừng sử dụng hóa chất. Hiện ông chỉ lấy nước từ các rừng đước, rất giàu dinh dưỡng.

Trong đợt sóng thần tháng 12/2004, các bờ biển dọc Ấn Độ Dương, từ Thái Lan tới Sri Lanka bị phá hủy, rất nhiều người tiếc nuối những rừng đước dùng để bảo vệ bờ biển bị cuốn trôi. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đó cho thấy các rừng đước đã giúp giảm ảnh hưởng chết người của các đợt sóng thần tại các khu vực có rừng đước.

Thảm họa năm 2004 đã châm ngòi cho cuộc chạy đua khôi phục lại các rừng đước ven bờ biển tại các nước như Thái Lan. Tuy nhiên, kết quả của những nỗ lực này đến nay vẫn gây thất vọng. Do chỉ sử dụng một loại đước duy nhất trong khoảng 70 loại và họ trồng ở những khu vực không thích hợp cho đước là những nguyên nhân thất bại. Theo ông Enright, họ đang nỗ lực giáo dục cho người ta biết rằng cây đước không nhất thiết phải được trồng. Đước có hệ sinh thái cùng mối quan hệ phức tạp với thủy triều, do loại cậy này cần thủy triều theo chu kỳ tại các vùng nước biển để sống sót. Điều này khiến bất cứ nỗ lực khôi phục nào đều phụ thuộc vào các đặc tính tự nhiên của khu vực và mức độ thoái hóa.

Trong trường hợp những hồ nuôi tôm, theo ông Enright, môi trường thủy học của các khu vực này thường bị hủy hoại nghiêm trọng, khiến việc tái tạo lại các rừng đước ngày càng khó khăn. Hồ nuôi của ông Noppadol là một ví dụ về tổ hợp phức tạp của hệ sinh thái này. Cây đước được trồng tại các khu vực cao thuộc trung tâm hồ nuôi, nơi có cua và cá nhỏ sinh sống. Tôm sinh trưởng ở các khu vực tầng sâu hơn của hồ nuôi.

Hệ thống của ông Noppadol kiểm soát mực nước với hệ thống các cửa đóng mửa theo thủy triều. Tuy nhiên, nước được gạn bớt trước khi đổ vào hồ nuôi để đảm bảo sự ô nhiễm bên ngoài không làm chết cây hoặc các sinh vật trong hồ nuôi.

Theo MAP, các tiếp cận thành công nhất cho việc tái tạo các rừng đước là Khôi phục hệ sinh thái rừng đước dựa vào cộng đồng, một phương pháp tập trung vào khôi phục các quá trình sinh thái tự nhiên của tái tạo rừng đước, đồng thời phụ thuộc vào quyết tâm của các cộng đồng địa phương.

Với các tiếp cận này, họ đã tái tạo khoảng 10 hồ nuôi tại Krabi và Phang Nga thuộc miền Nam Thái Lan, đồng thời nỗ lực tái tạo các hồ nuôi bị bỏ hoang để khôi phục sản xuất tôm nguyên liệu nội địa.

Theo Al Jazeera



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường