Con số trên thấp hơn so với mức tối đa 805.200 tấn gạo mà các công ty tư nhân được phép nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch cụ thể hàng năm theo thỏa thuận năm 2014 với WTO. Các nhà giao dịch có thể tiếp tục nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu, mặc dù tất cả các lô hàng gạo phải hoàn thành giao hàng trước 28/2/2017.
Các thương nhân Philippines đang tìm nguồn nhập khẩu 326.325 tấn gạo từ Thái Lan và 280.375 tấn từ Việt Nam, các nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và 3 hiện nay trên thế giới. Các yêu cầu nhập khẩu gạo của Philippines được các thương nhân quốc tế theo dõi sát sao, đặc biệt là tại Thái Lan và Việt Nam, các nước cung cấp chính, khi dự trữ đang tăng lên trong khi nhu cầu trầm lắng.
Theo hướng dẫn nhập khẩu của NFA, các thương nhân chỉ có thể nhập lên tới 293.100 tấn từ mỗi nước Thái Lan và Việt Nam, nghĩa là các hồ sơ xin nhập khẩu gạo Thái Lan sẽ bị hoãn.
Các hồ sơ xin nhập khẩu cũng có lượng đăng ký lên tới 143.450 tấn nguồn gạo từ Pakistan, gần gấp 3 lần so với mức tối đa 50.000 tấn mà NFA cho phép.
Các thương nhân cũng có thể mua tới 50.000 tấn gạo từ mỗi nước: Trung Quốc, Ấn Độ (nước xuất khẩu gạo số 1 hiện nay) và Pakistan, lên tới 15.000 tấn từ Úc, lên tới 4.000 tấn từ El Salvador, và 50.000 tấn từ các nước cung cấp khác. Tuy nhiên, danh sách công bố của NFA cho thấy chưa có hồ sơ xin nhập khẩu nào đối với nguồn gạo từ các nước này.
Philippines, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã duy trì các hạn chế định lượng đối với nhập khẩu gạo từ năm 1995, khi nước này gia nhập WTO, nhằm bảo vệ nông dân địa phương.
Thỏa thuận năm 2014 với WTO, theo đó sẽ hết hiệu lực vào năm 2017, cho phép khu vực tư nhân nhập khẩu theo tiếp cận thị trường tối thiểu, với mức thuế 35%.
Theo Reuters