Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga
25 | 10 | 2016
Có nhiều lý do khiến Việt Nam có thể lạc quan về mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản VASEP nhận định.

Tổng quan thị trường

Trong 2 năm qua, tiêu dùng thủy sản của Nga giảm, chủ yếu do tình hình kinh tế nước này biến động bất thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước đó, thị trường này tương đối ổn định.

Trong thập kỷ qua, Nga nằm trong top 20 nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Năm 2014, USDA cho biết Nga đã nhập khẩu 885.000 tấn thủy sản, trị giá 2,9 tỷ USD.

Về cơ cấu nhập khẩu, dữ liệu của USDA cho thấy cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Nga như sau: 50% cá đông lạnh; 14,6% thủy sản ăn liền/đóng hộp; 14,2% phile cá; 10% thân mềm và giáp xác; và 9,7% cá tươi và ướp lạnh.

Tiêu dùng thủy sản trung bình của Nga trong 2 thập kỷ qua đạt 22 kg/người/năm, theo dữ liệu USDA.

Vì sau thị trường Nga tiềm năng?

Trước khi bị cấm vận năm 2014, Na Uy là nước cung cấp thủy sản hàng đầu cho Nga, với 19% thị phần, Trung Quốc đứng thứ 2 với 14% và Chile đứng thứ 3 với 13,5% thị phần.

Tuy nhiên, hiện Nga đang chủ động tìm kiếm tìm kiếm nguồn cung thủy sản mới do lệnh cấm nhập khẩu từ Na Uy và dịch bệnh đang gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất cá hồi Chile.

Trong năm 2015, Peru, Argentina và Ecuador cũng như một số nước Nam Mỹ đã tăng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga.

Nam Phi cũng đã tái khởi động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. Sea-Harvest, một công ty Nam Phi, cho biết đã xuất khẩu 500 tấn thủy sản sang thị trường Nga, trị giá 3,5 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản của Faroe Islands sang thị trường Nga cũng tăng gần gấp 2 lần, đạt 20.000 tấn trong năm 2015. Xét đến lượng xuất khẩu thủy sản của Na Uy sang Nga chỉ đạt khoảng 60.000 tấn, lượng thủy sản xuất khẩu từ hòn đảo nhỏ bé này là rất đáng kể.

Đông Nam Á cũng đang cạnh tranh thu hút sự chú ý của những nhà nhập khẩu thủy sản Nga, VASEP cho biết. Các nhà sản xuất địa phương đang mở rộng sản xuất và ký hợp đồng với Rosselkhoznadzor, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu của Nga, để tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Tại sao Nga có nhu cầu cao đối với thủy sản?

Cá hồi là sản phẩm thủy sản phổ biến nhất đối với người tiêu dùng Nga. Trước khi lệnh cấm nhập khẩu có hiệu lực, các nhà sản xuất Na Uy đã xuất khẩu khoảng 533 triệu USD cá hồi sang Nga hàng năm.

Nhu cầu của Nga cũng cao đối với các sản phẩm khác như cá hồi nuôi, cá trích, tôm, trai,… Cá thu Đại Tây Dương nguyên con cũng có nhu cầu tăng do lệnh cấm nhập khẩu tiếp tục duy trì. Theo VASEP, các nhà chế biến – xuất khẩu cá tra Việt Nam đang có kế hoạch tăng nguồn cung sang thị trường Nga.

Nhà sản xuất cá tra lớn nhất Việt Nam là Hùng Vương vừa thông báo sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất sang Nga thông qua việc thâu tóm 51% cổ phần của CTCP Thủy sản Nga.

Động thái này của Hùng Vương nhằm thâu tóm thị phần và cải thiện công suất cũng như chất lượng của cá Alaska Pollock tại Nga. Đồng thời, thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Á Âu (EAEU) có hiệu lực từ ngày 5/10/2016 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các công ty Việt Nam cạnh tranh trên thị trường Nga nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế (hiện ở mức 5,63%) và các rào cản thương mại khác.

EAEU bao gồm 5 nước: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EAEU đạt 51,87 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Nga chiếm 51,55 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2016.

Ngành thủy sản Việt Nam hiện đang kỳ vọng sẽ chiếm thị phần cao hơn tại thị trường Nga trong 5 năm tới mặc dù còn nhiều thách thức phải vượt qua.



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường