Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá thịt lợn Việt Nam sẽ tăng trong những tháng cuối năm do nguồn cung giảm
18 | 10 | 2017
Do số hộ gia đình chăn nuôi lợn tiếp tục giảm, tình hình thiếu hụt nguồn lợn sống có thể dẫn tới giá thịt lợn tăng trong những tháng cuối năm 2017, theo Bộ NNPTNT Việt Nam nhận định.

Bộ NNPTNT ước tính quy mô đàn lợn thịt giảm 10% trong 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016. Sản xuất thịt lợn trong quý 3/2017 đạt 522.000 tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2016. Tình hình này có thể chặn đứng khuynh hướng giảm dài hạn của giá thịt lợn. Các đợt dịch lở mồm long móng tại các tỉnh phía Bắc cũng là nguyên nhân khiến nhiều nông dân quyết định ngừng nuôi lợn.

Theo Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT, nông dân chăn nuôi lợn cũng không có ý định mở rộng quy mô nuôi do giá thịt lợn không ổn định. Cơ quan này ước tính số hộ chăn nuôi lợn sẽ giảm 1/3, tương đương khoảng 800.000 – 900.000 hộ đến cuối năm 2017.

Sau khi 4.000 con lợn bị phát hiện tiêm thuốc an thần tại lò mổ Xuyên Á (thành phố Hồ Chí Minh) gần đây, giá thịt lợn giảm xuống còn 25.000 – 27.000 VNĐ/kg (tương đương 1,1 USD/kg) tại Đồng Nai.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các khu vực chăn nuôi lợn tại Hà Nội, khi nhiều hộ gia đình đang trên bờ phá sản hoặc phải chuyển sang các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Ông Trần Văn Minh, một người chăn nuôi lợn tại Đan Phượng, ngoại ô Hà Nội, là một trong số họ. Ông là một trong những người chăn nuôi quy mô lớn hơn trung bình nhưng giờ chuồng trại nhà ông đều trống không.

Trong 2 năm vừa qua, các hộ chăn nuôi lợn đều hoạt động thua lỗ do giá thịt lợn tiếp tục giảm. Họ thậm chí phải bán đi một số tài sản để tiếp tục chăn nuôi lợn. Hiện họ đang nắm giữ hàng trăm triệu đồng nợ nần, vốn là tiền chi vào thức ăn, thuốc thú y và các chi phí khác. “Chúng tôi mất mọi thứ. Chúng tôi quá già để đi làm công ty nên rất mong nhận được trợ cấp của chính phủ”, ông Minh cho biết.

Ông Phan Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đã cảnh báo số lượng lớn các hộ gia đình rời bỏ ngành chăn nuôi lợn dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng tại nông thôn, với phần lớn những người bị tác động là nhữn người quá già để được các doanh nghiệp tuyển dụng và không có khả năng làm các công việc nặng nhọc. “Khoảng 40% hộ gia đình chăn nuôi có quy mô nhỏ, chiếm tới vài chục ngàn hộ, đang đi đến tình trạng phá sản. Tình trạng này tạo ra nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo an sinh và trật tự xã hôi”, ông Đoán phát biểu trước báo Nông thôn ngày nay.

Ông Nguyễn Đức Trọng, cục phó Cục chăn nuôi, cho biết Cục không có con số chính xác số hộ rời bỏ hoạt động chăn nuôi hoặc con số chính xác từ các doanh nghiệp lớn như CP về quy mô đàn lợn nái và lợn thịt của họ. Ông cho biết biến động giá là chuyện bình thonwgf trong ngành chăn nuôi lợn. ví dụ, giá thịt lợn đã tăng liên tục từ năm 2011 đế năm 2016 và có thời điểm lên đến 52.000 VNĐ/kg (2,3 USD/kg). Giá thịt lợn bắt đầu giảm từ cuối năm 2016, tác động tới rất nhiều nông dân.

“Tôi cho rằng giá thịt lợn sẽ tăng từ nay đến cuối năm nếu số lượng lợn thịt tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá sẽ không tăng mạnh hoặc đột ngột như trước đây”, ông Trọng phát biểu.

Một số nhà chăn nuôi đã chuyển sang xuất khẩu do tiêu dùng nội địa và giá thịt lợn nội địa đều thấp. Ông Trọng cho biết Bộ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. “Hiện việt Nam xuất khẩu khoảng 40.000 tấn thịt lợn hàng năm, thông qua 8 doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Bộ có quy hoạch các khu vực chăn nuôi không dịch bệnh để giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện cho xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường như châu Âu. Đây là một vấn đề cấp bạch mà Bộ quyết tâm triển khai”, ông Trọng nhấn mạnh.

Theo The Pig Site (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường