Năm 2017, khoảng 2/3 sản lượng tôm nuôi toàn cầu dự kiến sẽ có kích cỡ từ 40 con/kg trở xuống, theo khảo sát ngành thủy sản nuôi của Global Aquaculture Alliance (GAA) được trình bày tại GOAL. Hồi năm 2010, cỡ tôm này chỉ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu.
|
Jim Anderson (GOAL 2017) |
Sự chuyển dịch theo hướng sang sản xuất tôm cỡ nhỏ hơn xuất phát từ việc nông dân đang thu hoạch các hồ nuôi tôm sớm hơn trước đây, có thể để phòng ngừa rủi ro dịch bệnh tăng. Tại một số khu vực của Trung Quốc, nông dân thu hoạch tôm sớm đến nỗi một số khu vực sản xuất có cỡ tôm 200 con/kg. Theo khảo sát của GAA, năm 2017, dịch bệnh đứng số 1 trong các rủi ro mà ngành tôm lo ngại nhất.
Tỷ trọng tôm cỡ rất nhỏ – từ 60 con/kg trở xuống – tăng mạnh, theo số liệu điều tra mà giáo sư Jim Anderson của Đại học Florida tiến hành. Tỷ trọng này tăng từ chỉ 14% trong năm 2010 lên dự báo khoảng 30% trong năm 2017.
Đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, khuynh hướng này có thể là một vấn đề được đặc biệt quan tâm: hơn 70% lượng tôm nhập khẩu của nước này có cỡ từ 40 con/kg trở lên và hơn 50% có cỡ từ 30kg/con trở lên.
|
Jim Anderson (GOAL 2017) |
Nhìn chung, châu Á có thể là khu vực gặp khó khăn lớn nhất trong thu mua nguồn tôm cỡ lớn: 70% sản xuất tôm tại khu vực này là tôm cỡ 40 con/kg trở xuống. Trong khi đó, tại châu Mỹ, chỉ 40% sản lượng tôm có cỡ từ 40 con/kg trở xuống.
Liên quan đến các sản phẩm tôm, tính trung bình, châu Á cung cấp đa dạng các sản phẩm như tôm sú nguyên đầu/bỏ đầu, bóc vỏ, chế biến và tẩm bột. Ngược lại, hơn 50% sản lượng tôm tại Mỹ là tôm sú nguyên đầu.
|
Jim Anderson (GOAL 2017) |
“Trong nhiều năm, sản xuất tôm sú nguyên đầu cho các thị trường châu Âu và châu Á đã liên tục tăng tại Ecuador và khuynh hướng này vẫn còn đang tiếp diễn”, giáo sư Anderson nhấn mạnh. Theo khảo sát này, kết quả cho thấy dự báo châu Mỹ sẽ tăng sản xuất tôm sú nguyên đầu, trong khi châu Á được dự báo sẽ giảm sản xuất sản phẩm tôm này.
Theo Undercurrent News (gappingworld.com)