Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
An ninh lương thực toàn cầu đang trong quỹ đạo tiến triển tích cực
30 | 10 | 2017
Trong thập kỷ tới, an ninh lương thực toàn cầu được cho là sẽ cải thiện tích cực, chủ yếu nhờ các dự báo cho thấy giá thực phẩm ở mưc thấp và thu nhập tăng tại 76 nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, vốn trước đây hoặc hiện này đang nhận viện trợ lương thực, theo báo cáo “International Food Security Assessment, 2017-2027” gần đây của USDA.

Trong báo cáo trên, Cơ quan Nghiên cứu Kinh té (ERS) của USDA dự báo rằng tỷ lệ dân số trong nhóm không đảm bảo an ninh lương thực sẽ giảm từ mức 17,7% năm 2017 xuống còn 8,9% năm 2027. Trong tổng số nước được nghiên cứu, số người sống trong hoàn cảnh không đảm bảo an ninh lương thực được dự báo giảm 42%, tương đương 372 triệu người tại 76 quốc gia vào năm 2027.

ERS đánh giá an ninh lương thực tại mỗi nước bằng cách ước tính tỷ trọng dân số không thể đạt mục tiêu hấp thụ calorie 2.100 đơn vị/người/ngày. Nhu cầu thực phẩm được tính theo tương đương ngũ cốc, dựa trên hàm lượng calories, cho phép cộng dồn 4 nhóm thực phẩm riêng rẽ: ngũ cốc chính, các loại ngũ cốc khác, các loại củ và rễ, và thực phẩm khác. “Ngũ cốc chiếm một phần lớn trong thực đơn của phần lớn các nước được nghiên cứu”, ERS cho hay. “Giá các hàng hóa này được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp trong suốt thập kỷ tới. Thu nhập tại gần như tất cả các nước được nghiên cứu đều được dự báo tăng, nhưng giá dầu và các khoáng sản chính giảm, sẽ làm chậm lại tăng trưởng thu nhập của các nước xuất khẩu loại hàng hóa này. ERS cho rằng nhu cầu đối với ngũ cốc làm thực phẩm sẽ tăng lên, đồng thời nhu cầu ngũ cốc làm TACN và chế biến công nghiệp cũng tăng, được đáp ứng bởi cả nguồn cung nội địa và nhập khẩu. “Sản xuất ngũ cốc của 76 nước trong nghiên cứu được dự báo tăng 5,9% trong giai đoạn 2017 – 2027, chủ yếu nhờ năng suất tăng. Phần lớn các nước được dự báo có tăng trưởng giảm hoặc yếu ớt về diện tích trồng ngũ cốc do nhiều nước đang tiệm cận mức tới hạn của mở rộng diện tích. Nhiều diện tích đất đang bị công nghiệp hóa hoặc suy thoái, khiến vấn đề năng suất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các khu vực có sự khác biệt về mức độ phụ thuộc vào nguồn cung thực phẩm trên thị trường quốc tế. Các khu vực Mỹ Latin/Caribbean và Bắc Phi phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu đối với hơn 50% nguồn cung ngũ cốc, chủ yếu do sản xuất nội địa giảm hoặc do các nguồn lực đất và nước được sử dụng cho các cây trồng giá trị cao hơn; doanh thu xuất khẩu của các nước này có thể sẽ phải dùng để nhập khẩu ngũ cốc làm lương thực. Với thu nhập đang tăng, người tiêu dùng có khuynh hướng đa dạng hóa thực đơn từ các thực phẩm thiết yếu sang các thực phẩm giá trị cao hơn, như thịt, sữa, rau quả. Tăng trưởng nhập khẩu thương mại có khuynh hướng vượt tăng trưởng sản xuất và khuynh hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn”.

Châu Á

Tất cả các khu vực đều được dự báo sẽ cải thiện đáng kể về an ninh lương thực trong thập kỷ tới. Sự cải thiện lớn nhất được dự báo diễn ra tại châu Á, nơi có tỷ lệ dân số mất an ninh lương thực được dự báo giảm từ 13,5% năm 2017 xuống 4,6% năm 2027, tương đương giảm 66%.

Với 315,2 triệu người, khu vực châu Á là nơi có số người mất an ninh lương thực đông nhất trong năm 2017. Nhưng do quy mô tự nhiên, khu vực này có tỷ trọng dân số mất an ninh lương thực thấp nhất, 13,5%. Mất an ninh lương thực được dự báo cải thiện tại tất cả các nước trong khu vực châu Á, ngoại trừ Yemenm nhờ tăng trưởng thu nhập cao hơn trung bình tại hầu hết các nước.

Khu vực châu Á có thâm hụt nguồn cung thực phẩm lớn nhất – 10,8 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2017. Mức thâm hụt được đo bằng lượng thực phẩm cần để cho tất cả các nhóm thu nhập đạt mục tiêu hấp thụ calorie. “Sản xuất ngũ cốc châu Á tăng từ 492 triệu tấn năm 2016 lên 514 triệu tấn năm 2017, chủ yếu nhờ sản lượng thu hoạch cao kỷ lục tại Ấn Độ, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng ngũ cốc khu vực. Điều kiện thời tiết thuận lợi cũng giúp tăng sản xuất ngũ cốc tại Campuchia, Nepal, Bangladesh và Philippines; trong khi thời tiết bất lợi làm giảm sản xuất tại Việt Nam và Indonesia. Sản lượng ngũ cốc châu Á được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới, lên 547 triệu tấn năm 2027, chủ yếu nhờ tăng năng suất”.

Khu vực cận Sahara châu Phi

Khu vực có tỷ lệ dân số mất an ninh lương thực cao nhất là cận Sahara châu Phi: 31,7%, tương đương 301 triệu người, trong năm 2017. Dự báo khu vực này sẽ cải thiện mạnh tình trạng này trong thập niên tới, nhưng vẫn sẽ là khu vực có tỷ trọng dân số mất an ninh lương thực cao nhất vào năm 2027 là 19,5%. Trong thập kỷ tới, ERS dự báo số người mất an ninh lương thực tại cận Sahara châu Phi sẽ giảm 22% và tỷ trọng dân số mất an ninh lương thực sẽ giảm 38%, xuống còn 235 triệu người vào năm 2027. Mức giảm 22% tại cận Sahara châu Phi chiếm gần một nửa trong mức giảm 42% trong tổng số 76 nước được ERS nghiên cứu. “Một phần nguyên nhân là do tăng trưởng dân số tại cận Sahara châu Phi nhanh hơn các khu vực khác (27% trong 10 năm tới, so với mức tăng 11% tại châu Á). Kết quả là số người mất an ninh lương thực tiếp tục tăng, ngay cả khi tỷ trọng dân số mất an ninh lương thực giảm”.

ERS dự báo sản xuất ngũ cốc tại cận Sahara châu Phi tăng 9% trong thập kỷ tới, lên 133 triệu tấn vào năm 2027, từ mức 122 triệu tấn năm 2017. “Tăng trưởng sản xuất tại cận Sahara châu Phi nhanh hơn mức trung bình của 76 nước trong nghiên cứu. Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất vẫn thấp hơn tăng trưởng nhu cầu (bao gồm nhu cầu ngũ cốc cho tiêu dùng phi thực phẩm). Nhu cầu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa của cận Sahara châu Phi dự báo tăng 7% trong giai đoạn 2017 – 2027 lên 85 triệu tấn”.

Mỹ Latin và Caribbean

An ninh lương thực tại Mỹ Latin và Caribbean được dự báo tiếp tục xu hướng cải thiện trong giai đoạn 20 năm. ERS dự báo tỷ tọng dân số mất an ninh lương thực giảm từ 14,8% năm 2017 xuống 8,3% năm 2027, dẫn tới giảm số người mất an ninh lương thực từ 15,4 triệu người xuống 24,7 triệu người.

“Khu vực Mỹ Latin và Caribbean đang ngày một phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm và các mục đích sử dụng khác. Năm 2016, xuất khẩu ngũ cốc thương mại dự báo chiếm 54% trong nguồn cung ngũ cốc khu vực Mỹ Latin và Caribbean. Sản xuất nội địa tại 11 nước khu vực này được dự báo không biến động trong 10 năm tới. Bolivia, Colombia, Ecuador, Haiti và Honduras được dự báo tăng sản xuất, trong khi 6 nóc còn lại được dự báo suy giảm sản xuất hoặc tăng trưởng yếu. Sản xuất các sản phẩm giá trị cao khác đang tăng, vốn là các sản phẩm mà các nước này có lợi thế, dẫn tới xuất khẩu các nông sản giá trị cao tăng, qua đó thu về nguồn ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu ngũ cốc”.

ERS xác định Haiti là nước gặp vấn đề mất an ninh lương thực trầm trọng nhất, với gần một nửa dân số không thể đạt mức hấp thụ 2.100 calorie/người/ngày.

Bắc Phi

Bắc Phi, bao gồm Algeria, Ai Cập, Morocco và Tusinia, được cho là khu vực có an ninh lương thực tốt nhất trong tất cả các khu vực mà ERS nghiên cứu. Trong 4,6 triệu người tại khu vực này, chỉ có 2,5% dân số gặp vấn đề về an ninh lương thực, và tỷ lệ này được dự báo giảm xuống 1,3% vào năm 2027. Thâm hụt thực phẩm theo tiêu chuẩn hấp thụ calorie tại khu vực này cũng thấp nhất trong số các khu vực nghiên cứu, chỉ 208 calories/người/ngày trong năm 2017 và dự báo sẽ giảm xuống còn 187 calories/người/ngày vào năm 2027.

Theo ERS, Bắc Phi là khu vực nhạy cảm với biến đổi thời tiết và sản xuất thực phẩm. Trong vài thập kỷ qua, các nước tại khu vực này đã thiết kế hệ thống để xúc tiến sản xuất nông nghiệp và tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công nghệ thủy lợi. Sản xuất ngũ cốc tại khu vực này được dự báo tăng trưởng yếu ớt trong thập kỷ tới và vấn đề khan hiếm nước là thách thức khẩn thiết nhất của khu vực này trong thời gian tới.

Theo World Grain (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường